Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sinh kế dưới tán rừng ngập mặn

Thảo Đông - 19:05, 17/03/2022

Từ nghề bắt ốc len, hàu, cáy dưới những tán rừng ngập mặn đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa) có thêm thu nhập. Đây được xem là công việc có nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều phụ nữ nghèo.

Người dân mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn Nga Sơn
Người dân mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn Nga Sơn

Phần lớn những người bắt ốc len, cáy, hàu, cá nác hoa... trong rừng ngập mặn ở các huyện ven biển là phụ nữ, có kinh tế khó khăn và nghề nghiệp không ổn định. Mỗi ngày vào rừng bắt ốc, mò cua, họ có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng.

Bà Nguyễn Thị Yêu (thôn 5, xã Nga Tân, Nga Sơn) đã hơn chục năm làm nghề bắt ốc len, mò cua và thu lượm các sản vật dưới tán rừng cho biết, nhờ nghề này mà gia đình bà có cái ăn, cái mặc.

"Công việc mò cua, bắt ốc trong rừng sú vẹt trở thành thu nhập chính của gia đình tôi. Hôm nào may mắn thì được vài cân ốc, vài cân cáy, bán được vài trăm ngàn đồng", bà Yêu nói.

Còn bà Nguyễn Thị Ca (62 tuổi, xã Nga Tân, Nga Sơn) dù tuổi đã cao, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên vẫn phải mưu sinh bằng nghề này. Theo bà Ca, tuy mỗi ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng, nhưng nghề này vất vả và mất sức nhiều.

Ngoài đi khắp các cánh rừng ngập mặn trong huyện, những người phụ nữ còn sang bên các khu rừng ngập mặn của huyện Hậu Lộc để mưu sinh. Những khu rừng ngập mặn bên phía huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình cũng trở thành nơi khai thác các loại thủy sinh của các tổ lao động ở huyện Nga Sơn. Bên phía huyện Hậu Lộc, hằng ngày cũng có nhiều lao động qua đò, sang khu rừng ngập mặn huyện Nga Sơn để khai thác cá còi, ốc, cua bấy... Nhiều năm qua, các loài thủy sinh dưới tán rừng ngập mặn được tái tạo phong phú nhờ những khu rừng được bảo vệ và phát triển quanh năm tươi tốt.

Theo tìm hiểu, khu rừng ngập mặn huyện Nga Sơn hiện có diện tích lên gần 350 ha và đang tiếp tục được mở rộng thêm. Chiều dài của khu rừng ngập mặn nơi cửa biển Lạch Sung này trải dài hơn 5 km, qua một phần các xã Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái và Nga Thủy. Bên phía huyện Hậu Lộc, những khu rừng ngập mặn chạy dài từ đoạn cuối sông Lèn thuộc xã Đa Lộc, kéo dài xuống giáp xã Ngư Lộc. Vùng ven cửa sông Lạch Trường, những dải rừng sú vẹt rộng cả cây số, phủ xanh khắp các xã Hòa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc của huyện Hậu Lộc. Đến nay, riêng diện tích rừng ngập mặn của xã Đa Lộc đã đạt gần 400 ha... Sau khi trồng, rừng được bảo vệ tốt, trở thành môi trường sống lý tưởng cho các loài giáp xác, nhuyễn thể đầm lầy, góp phần bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, duy trì các loài thủy sinh bản địa.

Một số hình ảnh mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn của những phụ nữ nghèo

Muốn bắt được nhiều cua, cáy, ốc... những người phụ nữ phải canh giờ thủy triều xuống
Muốn bắt được nhiều cua, cáy, ốc... những người phụ nữ phải canh giờ thủy triều xuống
Hiện giá cáy dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, giá bán ốc len khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg
Hiện giá cáy dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, giá bán ốc len khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg
Công việc rất vất vả, bù lại ốc len, cáy, cua, cá nác hoa... sinh sản trong tự nhiên, chủ yếu ăn bùn, phát triển quanh năm, nhờ vậy người dân có thể đi bắt suốt 4 mùa
Công việc rất vất vả, bù lại ốc len, cáy, cua, cá nác hoa... sinh sản trong tự nhiên, chủ yếu ăn bùn, phát triển quanh năm, nhờ vậy người dân có thể đi bắt suốt 4 mùa
Thành quả đi “săn” cuối ngày của một người dân
Thành quả sau một ngày lao động
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.