Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sẽ tổ chức thi Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 3

Thanh Nguyên - 21:02, 26/01/2024

Hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 3 năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 20 - 22/2, tại Đền thờ các vua Triều Mạc (Từ đường họ Mạc), tại thôn Đại Thắng, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng. Chương trình do Ban Quản lý Di tích Từ đường họ Mạc phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tổ chức.

Hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc được phục dựng và tổ chức hội thi từ năm 2022. Từ lần thứ 2, quy mô hội thi mở rộng toàn quốc, các đô vật khắp mọi miền đất nước đều được tham dự, tranh tài, nhận giải. Điều lệ Hội thi đã được Liên đoàn Vật Việt Nam phê duyệt.

Đến nay, sau 2 năm tổ chức (năm 2022 và 2023), Hội thi đã khẳng định lễ hội dân gian đặc sắc được Thái tổ Nhân Minh Cao Hoàng Đế Mạc Đăng Dung khởi dựng và truyền dạy cách đây 5 thế kỷ. Qua đó, tôn vinh truyền thống thượng võ - vật của vùng đất Dương Kinh xưa.

Các đô vật thi đấu. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các đô vật thi đấu. (Ảnh: Hoàng Ngọc)

Năm 2024, Hội thi được tổ chức lần thứ 3, từ ngày 20 - 22/2 (tức từ 11 đến 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Lễ khai mạc diễn ra vào sáng ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Đền thờ các vua Triều Mạc (Từ đường họ Mạc) thôn Đại Thắng, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng. Có khoảng 200 đô vật toàn quốc tham gia, tranh 30 giải thưởng tại Hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 3.

Cùng với đó, Ban Tổ chức còn khai mạc Chợ Xuân Dương Kinh từ ngày 15 - 26/2, chủ yếu là các gian hàng ẩm thực đặc sắc vùng miền phục vụ du khách, người dân đến thăm viếng Di tích và xem đấu vật.

Hội thi được tổ chức thường niên vào mùa Xuân (sau Tết cổ truyền của dân tộc) nhằm khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của người dân trên miền đất Dương Kinh xưa, tri ân Thái tổ Nhân Minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, vốn là đô lực sĩ - võ trạng nguyên, người khai sáng Vương triều Mạc; thúc đẩy phong trào truyền dạy, tập luyện môn vật dân tộc trong đông đảo Nhân dân.

Hoạt động được tổ chức còn góp phần từng bước hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, xây dựng thương hiệu, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế - xã hội địa phương và Thành phố Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục
Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.