Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận năm 2024 tại TP. Đà Nẵng

T.Nhân-H.Trường - 09:11, 09/07/2024

Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận sẽ diễn ra từ 13 - 15/7, tại khu vực Công viên bờ Đông Cầu Rồng, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng với nhiều hoạt động đặc sắc, như: Biểu diễn nghệ thuật hát, múa truyền thống; giới thiệu nhạc cụ và giao lưu; hướng dẫn múa truyền thống; hướng dẫn nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp; trưng bày ảnh đẹp về du lịch, văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh Ninh Thuận.

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc tại Ngày Văn hoá, Du lịch Ninh Thuận năm 2024
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc tại Ngày Văn hoá, Du lịch Ninh Thuận năm 2024

Việc tổ chức Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận năm 2024 tại TP. Đà Nẵng nhằm tăng cường hợp tác giữa hai địa phương trên lĩnh vực văn hóa và du lịch; quảng bá nét đẹp văn hóa các dân tộc tỉnh Ninh Thuận, sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận đến với người dân và du khách trong nước và quốc tế tại TP. Đà Nẵng và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Được biết, Ninh Thuận là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế; có văn hóa, sản vật và tài nguyên thiên nhiên độc đáo, khác biệt để phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ninh Thuận có bờ biển dài và đẹp với hơn 105km với những bãi biển có phong cảnh đẹp hoang sơ, hệ sinh thái biển đa dạng cùng thời tiết nắng ấm quanh năm; có tuyến đường ven biển rất đẹp và thuận lợi trong việc kết nối các điểm đến thuộc dải ven biển tỉnh Ninh Thuận.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất độc đáo như: Nghệ thuật văn hóa Chăm với những làn điệu dân ca, điệu múa Chăm, các nghề truyền thống và những phong tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm điển hình như: Lễ hội Katê; dệt thổ cẩm thủ công Mỹ nghiệp; có làng nghề gốm Chăm Bàu Trúc cổ xưa nhất Đông Nam Á; có tháp Pô Klông Garai và tháp Hòa Lai được công nhận là di tích cấp Quốc gia đặc biệt...

Tại Ngày Văn hoá, Du lịch Ninh Thuận năm 2024, du khách sẽ được xem tiết mục biểu diễn nghệ thuật hát, múa truyền thống
Tại Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận năm 2024, du khách sẽ được xem tiết mục biểu diễn nghệ thuật hát, múa truyền thống

Toàn tỉnh Ninh Thuận có 239 di tích, di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; trong đó có 74 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp: 2 Danh mục di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; 2 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di sản cấp quốc gia và 52 di tích, di sản văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, bao gồm di tích lịch sử cách mạng, đình, đền, lăng miếu.

Theo Sở VHTT&DL, trong 6 tháng năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đón gần 2 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch trên địa bàn ước đạt 2.242 tỷ đồng, tăng 64,9% so cùng kỳ năm 2023. Mục tiêu của Ninh Thuận trong năm 2024 là đón 3,2 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 3,1 triệu lượt khách, khách quốc tế đạt 100.000 lượt khách, doanh thu ước đạt khoảng 2.500 tỷ đồng; phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và có sức cạnh tranh cao trong khu vực.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.