Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sáp nhập thôn, bản ở Cao Bằng: Những băn khoăn của Người có uy tín

Minh Thu - 21:32, 24/03/2020

Tỉnh Cao Bằng hiện có 2.485 Người có uy tín. Thực hiện chủ trương sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố theo Nghị quyết 18 của Trung ương, từ tháng 3/2020, số Người có uy tín trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 1.000 người. Số người ít đi, công việc nhiều hơn, địa bàn rộng… là những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động của Người có uy tín tại cơ sở.

Ông Đinh Văn Chung (bên trái), Người có uy tín xóm Nà Khoang, thị trấn Quốc Hùng đang canh cánh nỗi lo trách nhiệm sẽ nặng nề hơn sau khi sáp nhập thôn bản.
Ông Đinh Văn Chung (bên trái), Người có uy tín xóm Nà Khoang, thị trấn Quốc Hùng đang canh cánh nỗi lo trách nhiệm sẽ nặng nề hơn sau khi sáp nhập thôn bản.

Bốn năm nay, từ khi được bầu là Người có uy tín xóm Nà Khoang, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, ông Đinh Văn Chung không nghĩ rằng, có một ngày, công việc của mình sẽ lại tăng lên gấp 3 lần. Bởi lẽ, từ ngày 1/1/2020, xóm Nà Khoang sáp nhập với các xóm Nà Rạo, Nà Thấu, thị trấn Hùng Quốc thành 1 xóm theo nghị quyết của HĐND tỉnh Cao Bằng, khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Sáp nhập ba xóm thành một, ông Chung được tín nhiệm bầu làm Người có uy tín. Mừng vì được tín nhiệm, nhưng ông vẫn canh cánh nỗi lo. Lo vì khi sáp nhập, địa bàn rộng hơn, việc tuyên truyền, vận động bà con vất vả hơn trước, không biết mình có đảm đương trọn vẹn công việc hay không. Xóm cũ có 83 hộ, giờ sáp nhập ba xóm, số hộ tăng lên gấp 3.

“Nếu không có nhiệt huyết, làm việc bằng cái tâm của mình, thì chắc chắn không thể hoàn thành nhiệm vụ bởi chế độ chính sách đối với Người có uy tín không nhiều, trong khi khối lượng công việc chắc chắn nhiều hơn. Ngược lại, nếu mình khắc phục khó khăn, quyết tâm làm tốt, bà con sẽ ủng hộ, các phong trào địa phương sẽ đi lên…”, ông Chung chia sẻ.

Cao Bằng là 1 trong 6 tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện việc sáp nhập huyện, xã, thôn, bản theo Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sau khi sắp xếp, sáp nhập và đổi tên đơn vị hành chính, Cao Bằng giảm còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã. Có 1.000 thôn, xóm được sáp nhập, tương đương với 1.000 Người có uy tín đưa ra ngoài danh sách.

Nói về những tác động khi sáp nhập thôn, bản, đặc biệt liên quan đến đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn, ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng bày tỏ: Chủ trương của Trung ương là hoàn toàn đúng để tinh gọn bộ máy, bảo đảm sự sàng lọc trong công tác cán bộ. Việc sáp nhập hai, ba xóm thành một xóm, ngoài việc cắt giảm Người có uy tín cũ, những Người có uy tín mới được bầu lại sẽ mất nhiều thời gian để tiếp cận công việc lại từ đầu; công việc sẽ nhiều hơn gấp 2 - 3 lần, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến việc tuyên truyền chủ trương, chính sách. Hơn nữa, việc đi lại, họp hành, hòa giải, tuyên truyền thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới sẽ gặp khó khăn hơn cho Người có uy tín. Bởi địa bàn cách trở, phong tục tập quán đồng bào ở các xóm có nhiều nét khác nhau.

Trước thực tế này, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ đề xuất với tỉnh và Trung ương xem xét, nghiên cứu xây dựng, ban hành chế độ, chính sách hỗ trợ phù hợp cho đội ngũ Người có uy tín nhằm động viên, khích lệ để Người có uy tín gắn bó hơn với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời sau khi tiến hành sáp nhập, Ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng tiến hành rà soát các nội dung theo Quyết định 12 (về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS) để tiến hành bầu Người có uy tín.

Chủ trương của Trung ương là hoàn toàn đúng để tinh gọn bộ máy, bảo đảm sự sàng lọc trong công tác cán bộ. Việc sáp nhập hai, ba xóm thành một xóm, ngoài việc cắt giảm Người có uy tín cũ, những Người có uy tín mới được bầu lại sẽ mất nhiều thời gian để tiếp cận công việc lại từ đầu; công việc sẽ nhiều hơn gấp 2 - 3 lần, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến việc tuyên truyền chủ trương, chính sách”.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.