Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

PV - 10:29, 21/05/2018

Sáng nay 21/5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày và họp phiên bế mạc vào ngày 15/6.

Khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV Khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

 

Theo dự kiến chương trình kỳ họp, sáng 21/5, trước phiên khai mạc, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị để thảo luận, đóng góp ý kiến đối với dự kiến chương trình kỳ họp; biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.

Tiếp đó, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức khai mạc (Phiên khai mạc được phát thanh và truyền hình trực tiếp); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có bài phát biểu quan trọng khai mạc kỳ họp.

Sau phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội; theo dự kiến chương trình kỳ họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình sẽ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018. Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018…

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV là kỳ họp giữa năm 2018, năm bản lề của nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo thông lệ, tại kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp. Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian để thực hiện hoạt động giám sát tối cao và xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội cùng một số vấn đề quan trọng khác.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày và họp phiên bế mạc vào ngày 15/6. Trong đó, thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật là 12 ngày, chiếm tỷ lệ 60% tổng thời gian của kỳ họp. Thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 3 ngày; giám sát chuyên đề và các vấn đề quan trọng khác là 3,5 ngày;…

Về công tác lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án Luật khác.

Về hoạt động giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016; giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016; xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019.

Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội sẽ dành 3 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người được chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.

Về công tác báo chí tại kỳ họp này, các cơ quan báo chí tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tiếp cận, đưa tin về các kỳ họp. Trong đó, dự kiến sẽ có 15 phiên họp thuộc nội dung của kỳ họp được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước trực tiếp theo dõi (chiếm khoảng 40% thời lượng của kỳ họp). Ngoài những nội dung được tường thuật trực tiếp theo quy định của nội quy kỳ họp, dự kiến phiên họp giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 và phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp./.

Theo Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.