Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, hàng chục nghìn mẫu xét nghiệm âm tính

PV - 11:18, 21/02/2021

Bản tin 6h ngày 21/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước. Gần 83% bệnh nhân COVID-19 đợt này không có biểu hiện lâm sàng.

Hà Nội đã qua 5 ngày không ghi nhận ca mới
Hà Nội đã qua 5 ngày không ghi nhận ca mới

Tính từ 18h ngày 20/02 đến 6h ngày 21/02, tạm thời không ghi nhận thêm ca mắc mới. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước.

Từ 27/1 đến nay, đã có 13 tỉnh, thành phố có ca bệnh COVID-19. Trong đó, Hải Dương có 596 ca, Quảng Ninh (60), Gia Lai (27), Hà Nội (35), Bắc Ninh (5), Bắc Giang (2), TP HCM (36), Hoà Bình (2), Hà Giang (1), Điện Biên (3), Bình Dương (6), Hải Phòng (1), Hưng Yên (2).

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong ngày 20/2, Hải Dương trong ngày đã lấy 26.689 mẫu (trong khu phong toả, công nhân trong các nhà máy, người về từ Cẩm Giàng, giám sát các trường hợp sốt, ho trong cộng đồng; khám sàng lọc trong cơ sở khám chữa bệnh). Kết quả xét nghiệm có 17.190 mẫu Âm TÍNH, còn lại đang chờ kết quả.

Hà Nội đã qua 5 ngày không ghi nhận ca mới. Hà Nội đã rà soát 46.313 người về từ Hải Dương, đã lấy 37.313 mẫu xét nghiệm. Kết quả có 17.500 mẫu ÂM TÍNH, còn lại đang chờ.

Hà Nội cũng đã rà soát, xét nghiệm 17.461 người sinh sống tại các khu vực ổ dịch, khoanh vùng. Kết quả xét nghiệm tất cả đều Âm TÍNH.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 123.942, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 591

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.132

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 110.219.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19,: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.627 bệnh nhân COVID-19.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 69 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 39 ca, số ca âm tính lần 3 là 55 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, 82,5% không có biểu hiện lâm sàng; số biểu hiện lâm sàng nhẹ chiếm 14,7% và hiện còn 19 trường hợp nặng, tiên lượng nặng, nguy kịch. Trong đó, BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay, bệnh nhân đã được chỉ định ECMO (tim phổi ngoài màng cơ thể) từ nhiều ngày nay.

Ngoài ra, có thêm 2 bệnh nhân nặng khác đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 và BV dã chiến số 2 của Hải Dương. Hiện bệnh nhân tại BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 đã can thiệp ECMO, bệnh nhân còn lại ở BV dã chiến số 2 của Hải Dương đang thở máy xâm nhập.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế:

- Khẩu trang

-Khử khuẩn

-Khoảng cách

-Không tụ tập

- Khai báo y tế

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.