Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sản xuất cà phê tại Gia Lai: Tiêu chuẩn VietGap, bán giá bình dân

PV - 13:47, 22/05/2018

Kỳ vọng tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng cao, sạch, thời gian qua, một số người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đầu tư nâng cấp sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên, các công ty thu mua lại chưa mặn mà với mô hình này, do đó người dân phải bán với giá bình dân.

Đầu năm 2017, UBND xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện vận động người dân thôn Ia Gôn thành lập Tổ sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, 60 hộ dân làng Ia Gôn đã tham gia Tổ sản xuất cà phê VietGap, với diện tích 100ha. Huyện Đức Cơ trở thành địa phương đầu tiên ở tỉnh Gia Lai xây dựng được mô hình trồng, chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn VietGap. Mục đích chính là để tạo ra sản phẩm chất lượng, với giá cao hơn cà phê sản xuất truyền thống.

Vườn cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Lê Viết Hợp. Vườn cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Lê Viết Hợp.

 

Tuy nhiên, sau khi thu hoạch người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì cà phê thương phẩm VietGap tuy có chất lượng tốt, nhưng thương lái vẫn trả theo giá cà phê thường. Theo đó, tính chi phí bù trừ đầu tư, công chăm sóc thì người sản xuất bị thiệt hại nặng.

Mặc dù biết bị thiệt hại, nhưng để có tiền tái đầu tư, người dân đã buộc phải bán một phần cà phê VietGap bằng giá cà phê thường, số còn lại cất vào trong kho chờ đợi doanh nghiệp thu mua giá phù hợp.

Ông Lê Viết Hợp, làng Ia Gôn thở dài: Sau khi cán bộ xã và Phòng NN&PTNT huyện vận động, gia đình tôi tham gia với diện tích 1,5ha. Vụ cà phê 2017, thu hoạch 6 tấn cà phê nhân. Nhưng thu hoạch xong vài tháng vẫn không thấy có doanh nghiệp nào đến thu mua. Chờ lâu không có tiền tái đầu tư, gia đình lại phải chở đến đại lý thu mua nông sản bán giá thường. “Từ khi tham gia tôi tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về cách bón phân, thời gian bón, thời gian cách ly, tỷ lệ quả chín khi hái, cách bảo quản... Thậm chí, gia đình tôi còn bỏ ra hơn 10 triệu đồng làm sân phơi để đảm bảo mật độ phơi, chất lượng cà phê”.

Còn gia đình ông Nguyễn Sĩ Hậu, làng Ia Gôn thu hoạch được 7 tấn cà phê nhân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap trên diện tích 1,6ha, nhưng chờ mãi không có doanh nghiệp nào đến hỏi mua. “Tôi không đành lòng bán bằng giá cà phê thường nên cứ để chờ mãi. Vì sản xuất cà phê VietGap rất mất công, chi phí đầu tư cao, nếu bán giá thường thì chẳng còn lời lãi gì nữa”, ông Hậu nói.

Theo thống kê, mùa vụ 2017, người dân làng Ia Gôn thu hoạch hơn 100ha cà phê theo tiêu chuẩn VietGap, với sản lượng 500 tấn cà phê nhân. Người dân đã bán gần 200 tấn theo giá cà phê truyền thống, số còn lại người dân giữ lại để chờ doanh nghiệp thu mua sản phẩm VietGap hy vọng được hưởng giá trị thỏa đáng.

Ông Hoàng Xuân Thủy, Trưởng làng Ia Gôn, kiêm Tổ tưởng Tổ sản xuất cà phê VietGap Ia Gôn chia sẻ: “Đã từng có doanh nghiệp xuống đặt vấn đề thu mua cà phê VietGap của dân với giá cao hơn cà phê thường 500 đồng/kg, nhưng nay không thấy trở lại thu mua.”.

Theo ông Siu Luynh, Chủ tịch UBND xã Ia Krêl thì trước khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, người dân mạnh ai nấy làm, thường bị thương lái ép giá và năng suất không cao. UBND xã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện vận động dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, liên kết thành Tổ hợp tác, triển khai đầu tiên ở làng Ia Gôn, nếu hiệu quả sẽ vận động nhân rộng mô hình. Sau khi thành lập tổ hợp tác, ngành chức năng đã liên hệ trước 2 doanh nghiệp để thu mua sản phẩm cho bà con, nhưng thu hoạch xong sự việc diễn ra lại không như mong muốn.

Ông Lê Huy Toàn, Chi cục trưởng Chi Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Gia Lai cho biết: Năm 2017 toàn tỉnh Gia Lai có 130ha cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó huyện Đức Cơ 100ha và 30ha ở TP. Pleiku. Sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn VietGap, là phương thức sản xuất tiên tiến, vừa đảm bảo chất lượng, phát triển bền vững, vừa thân thiện với môi trường. Sản phẩm được chứng nhận sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường khó tính.

“Chúng tôi vẫn khuyến khích nông dân sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn chất lượng cao. Hướng người dân làm theo Tổ hợp tác để có cơ chế kiểm soát chéo, đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường và tổ chức các buổi chợ phiên hoặc mời người mua gặp gỡ người bán để liên kết tạo chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, khi mới sản xuất theo mô hình này bước đầu có nhiều khó khăn, nhưng người dân cần hết sức bình tĩnh, tiếp tục duy trì. Bên cạnh đó, thời gian tới cơ quan chuyên môn tiếp tục kêu gọi các cơ sở thu mua bao tiêu sản phẩm cà phê VietGap; tìm cách quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.