Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sản xuất "3 tại chỗ" ở Tây Nam Bộ - Bài toán không dễ với doanh nghiệp

N. Tâm -H. Diễm - 15:07, 24/08/2021

Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, khiến cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất phải xây dựng kịch bản ứng phó để duy trì, tồn tại. “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) là một trong những giải pháp được cho là khả thi đối với DN. Tuy nhiên, việc xuất hiện các ca nhiễm bùng phát trong các DN đang thực hiện “3 tại chỗ” ở một số tỉnh thành, khiến nhiều DN đang cân nhắc, tính toán kỹ việc tổ chức thực hiện. Bởi nếu năng lực không đáp ứng được nhưng vẫn cố "3 tại chỗ" có thể dẫn đến hậu quả thêm nặng nề, dịch bệnh càng lây lan.


Nhiều doanh nghiệp tại TP.Cần Thơ phải tạm ngừng sản xuất vì không đáp ứng được tiêu chí của “3 tại chỗ”
Nhiều doanh nghiệp tại TP. Cần Thơ phải tạm ngừng sản xuất vì không đáp ứng được tiêu chí của “3 tại chỗ”

Khó duy trì “3 tại chỗ”

Cà Mau là địa phương có tiềm năng phát triển các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nhưng các hoạt động sản xuất đang bị chững lại do tác động của dịch bệnh. Nhiều DN trên địa bàn đang gặp khó, nhất là đối với DN chế biến xuất khẩu thủy sản, khi phải thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Tại các DN, khi thực hiện theo phương án sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”, khiến cho chi phí sản xuất tăng, số lượng công nhân giảm, sản lượng chế biến của nhà máy cũng giảm, thời gian vận chuyển hàng xuất khẩu kéo dài, hàng hóa nằm chờ tại các cảng chậm xuất khẩu do thiếu tàu, thiếu container rỗng, cước phí tàu tăng gấp nhiều lần so với trước đây...

Theo ông Đặng Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex), từ khi thực hiện theo các phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” trong sản xuất, công ty đã giảm 40% số công nhân, khiến việc xử lý đơn hàng bị chậm trễ, vật tư sản xuất hạn chế, chi phí tăng cao, việc lưu thông hàng hóa vô cùng khó khăn. Trong khi công ty phải gánh thêm chi phí đưa đón, ăn uống cho công nhân. 

“Tuy vậy, chúng tôi vẫn đang cố gắng duy trì sản xuất vì đây là tình hình chung hiện nay không chỉ riêng gì công ty chúng tôi. Nhưng chúng tôi mong, Nhà nước và địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ để chúng tôi khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19”, ông Sơn chia sẻ.

Tại Cần Thơ, theo báo cáo của Sở Công Thương, đến nay đã có hơn 95% DN tạm ngừng hoạt động theo phương án “ 3 tại chỗ”. Tổng số lao động hiện còn 3.692/69.893 lao động, tương đương 5,28% lao động làm việc theo “3 tại chỗ” trong các DN. Con số này cho thấy, hầu như các DN đều bị "đóng băng" do gặp khó khăn khi thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”.

Bà Nguyễn Mỹ Thuận, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN Cần Thơ (CBA), cho biết, tình hình hoạt động sản xuất của các hội viên hiện đang cực kỳ khó khăn, do không thể đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh theo phương án “3 tại chỗ”, nên phải đóng cửa ở mức rất cao. Cần nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, giúp DN sớm quay trở lại sản xuất.

Việc thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tạm thời
Việc thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tạm thời

Cùng người lao động vượt khó

Trong lúc nhiều DN còn đang loay hoay với việc thực hiện "3 tại chỗ”, thì một số DN có tiềm lực kinh tế ở Hậu Giang đã tự "cởi trói" cho mình, với giải pháp nhà ở công nhân. Như tại công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam (doanh nghiệp FDI - HongKong) tại Cụm công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) hiện vẫn đảm bảo duy trì 100% công nhân làm việc tại công ty.

Bà Nguyễn Thị Kim Anh, đại diện Truyền thông của Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam cho biết, hiện dự án khu nhà ở cho chuyên gia và cán bộ nhân viên công ty (còn gọi là “khu ký túc xá”) có 419 căn hộ, với sức chứa 1.500 nhân viên, vượt xa số lượng nhân viên hiện tại của công ty. Vì vậy, trong điều kiện dịch bệnh, Công ty có đủ khả năng, cơ sở vật chất để bố trí chỗ ở cho nhân viên khi thực hiện mô hình "3 tại chỗ".

Dù thế, việc thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tạm thời, không nên kéo dài. DN muốn tồn tại, phục hồi và tăng trưởng, giải pháp tốt nhất vẫn là có sớm và đầy đủ vắc xin tiêm cho người lao động.

Tại Sóc Trăng, để đảm bảo sức khỏe, tránh lây nhiễm dịch bệnh cho người lao động, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, quyết định phân bổ vắc xin cho công nhân trực tiếp sản xuất tại các khu công nghiệp. Công ty Cổ phần Thực phẩm Thái Hòa, hiện làm việc theo phương án “3 tại chỗ”, với tỷ lệ 30% công nhân, tất cả 100% đều được tiêm vắc xin.

Tương tự như thế, các DN ngành tôm khác trên địa bàn cũng có từ 30 - 40% lao động được tiêm 1 mũi vắc xin ngừa Covid-19 vào thời điểm tham gia sản xuất “3 tại chỗ”. Các DN cũng đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc đồng hành cùng họ vượt qua thời điểm khó của đại dịch, bằng hành động thiết thực để duy trì hoạt động.

Đối với những kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong thời gian tới, ông Võ Thanh Quang, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Sóc Trăng cho biết, địa phương thực hiện đúng nội dung quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. 

Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ theo các chính sách: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất....

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.