Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc chiếm 55,74% trên cả nước

Hồng Minh - 01:21, 14/11/2020

Ngày 13/11, tại Thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã tổ chức Hội nghị Đánh giá Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 khu vực phía Bắc.

Ông Trần Thanh Nam,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị
Ông Trần Thanh Nam,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị

Theo Báo cáo Kết quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, tính đến tháng 10/2020, đã có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm. Đã có 2.169 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên, đạt 90,4% mục tiêu Chương trình giai đoạn 2018-2020.

Riêng khu vực miền Bắc đã có 22/25 tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm được đánh giá cao, phân hạng chiếm 55,74% (1.209 sản phẩm) tổng số sản phẩm OCOP của cả nước, có 4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước (Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn).

Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đã được các tỉnh khu vực phía Bắc ưu tiên, tập trung triển khai và mang lại những kết quả tích cực, trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước. Chương trình OCOP đã thể hiện được sự phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế và điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương, kể cả các địa phương vùng miền núi vùng khó khăn… Chương trình OCOP bước đầu đã có những tác động tích cực vào phát triển kinh tế và khu vực nông thôn. Nhiều vùng, địa phương đã phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm OCOP như: các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền núi phía Bắc phát huy lợi thế các sản phẩm đặc sản địa phương…

Trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi ích và điều kiện địa phương; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu cho sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP…

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, một số đại biểu đã tham luận về các nội dung như: kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP tại địa phương; kinh nghiệm về hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP…

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, ông Trần Thanh Nam,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong giai đoạn tiếp theo các địa phương cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực Chương trình OCOP, đặc biệt là các sản phẩm tiềm năng; Xác định phát triển các sản phẩm OCOP gắn với làng nghề, với du lịch cộng đồng; phát triển nguồn lao động tại địa phương; đảm bảo vệ sinh ATTP; sản phẩm OCOP phải được đăng ký sở hữu trí tuệ có chỉ dẫn địa lý…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.