Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các sản phẩm OCOP Hà Giang: Sức hút nhìn từ một triển lãm

Hương Trà - 11:24, 02/11/2020

Trái cây, rau củ, dược liệu, đồ uống, đồ ăn, sản phẩm dệt may… Tất cả những sản phẩm đặc trưng nổi bật của tỉnh Hà Giang đã được hội tụ tại Triển lãm các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII vừa qua. Đến đây, chúng tôi thấy được sức hút của các sản phẩm vùng cao đối với người dân trong và ngoài nước.

Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang đã tạo ra sức hút lớn đối với người dân và du khách. (Ảnh chụp tại Triển lãm các thành tựu phát triển KT-XH và trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, ngày 16/10/2020).
Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang đã tạo ra sức hút lớn đối với người dân và du khách. (Ảnh chụp tại Triển lãm các thành tựu phát triển KT-XH và trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, ngày 16/10/2020).

Thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ từ lâu đã được biết đến với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Tại đây, mô hình du lịch cộng đồng đã và đang được nhiều du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Cùng với sự đa dạng văn hóa của đồng bào các dân tộc, đây là lợi thế để Nặm Đăm phát triển các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh. Nhiều sản phẩm dược liệu của Nặm Đăm đã được trưng bày tại đây như: Cao mạnh gân, trà gừng, thuốc tắm, tinh dầu, thuốc đau răng, xoa bóp... Anh Lý Tà Dèn, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) cộng đồng Nặm Đăm chia sẻ: “Đồng bào dân tộc Dao ở Nặm Đăm từ bao đời gìn giữ được nhiều cây thuốc quý với nghề thuốc gia truyền. Chính vì đặc trưng văn hóa đó, HTX chú trọng phát triển sản phẩm dược liệu”.

Theo anh Dèn, khó khăn nhất trên con đường phát triển của HTX là xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, tuy nhiên khi triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), một số sản phẩm của HTX đã được chọn là sản phẩm lợi thế để Chương trình hỗ trợ. Điều này tạo thêm nhiều cơ hội để các sản phẩm của HTX phát triển.

Dạo một vòng quanh triển lãm, anh Nguyễn Mạnh Tuấn (Hà Nội) cho biết: “Đến Hà Giang đúng dịp diễn ra Đại hội Đảng, lại được thăm quan triển lãm với nhiều sản phẩm đặc trưng của Hà Giang, tôi rất thích các sản phẩm dệt thổ cẩm và nông sản, dược liệu của đồng bào DTTS. Tôi đã mua về Hà Nội để làm quà tặng người thân”.

Có thể thấy, với ý nghĩa lớn nhất là tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo việc làm cho khu vực nông thôn, kể từ khi triển khai đến nay, Chương trình OCOP đang tạo ra làn sóng rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, Hà Giang là địa phương có nhiều tiềm năng về văn hóa, tài nguyên, cảnh quan, để triển khai Chương trình này.

Năm 2018, Hà Giang đã triển khai mô hình thí điểm tại huyện Quản Bạ. Tổ tư vấn của tỉnh đã phối hợp với huyện lựa chọn sản phẩm, nhóm sản phẩm thế mạnh để nâng cấp, phát triển. Đến nay, tỉnh có 7 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý; đánh giá, phân hạng 82 sản phẩm đạt 3 sao, 36 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

Tại không gian Triển lãm các thành tựu phát triển KT-XH và trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh có quy mô 14 gian hàng trưng bày, quảng bá 10 nhóm ngành hàng tiêu biểu của tỉnh và 1 không gian giới thiệu, tôn vinh các thành tựu phát triển KT-XH, giai đoạn 2015 - 2020. Triển lãm góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh Hà Giang tới du khách trong và ngoài nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý khẳng định: Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự quyết liệt của chính quyền địa phương, sự hưởng ứng của người dân và đồng hành của doanh nghiệp, kinh tế nông, lâm nghiệp của tỉnh có bước phát triển đột phá, góp phần quan trọng vào cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhiều hàng nông sản của tỉnh được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến; mở ra cơ hội cho công cuộc phát triển theo hướng hội nhập, sản xuất hàng hóa mang tính cạnh tranh cao, tạo việc làm cho người lao động.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.