Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sách giáo khoa trước thềm năm học mới

PV - 14:18, 19/07/2019

Chỉ còn hơn một tháng nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào năm học mới. Năm nay, sách giáo khoa (SGK) bắt đầu tăng giá cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phụ huynh, học sinh nhất là những gia đình nghèo vùng DTTS, miền núi còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chuẩn bị công tác thẩm định SGK với nhiều điểm mới cũng được dư luận đặc biệt quan tâm.

Sách giáo khoa trước thềm năm học mới. Sách giáo khoa trước thềm năm học mới.

Nhiều âu lo khi sách tăng giá

Theo điều chỉnh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, giá SGK từ năm học này sẽ có sự biến động rất lớn. Trong đó, bộ SGK lớp 1 có mức điều chỉnh tăng thấp nhất, với mức tăng 6.500 đồng (từ 47.500 đồng lên 54.000 đồng/bộ). Tăng cao nhất là bộ SGK lớp 12 chương trình chuẩn, tăng 25.800 đồng (từ 154.200 đồng lên 180.000 đồng/bộ). Tính bình quân giá sách được điều chỉnh tăng từ 1.000 đến 1.800 đồng/cuốn.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng, việc tăng giá SGK sẽ tác động tới hàng triệu gia đình. Thoạt nhìn, số tiền mỗi cuốn sách tăng không đáng kể, nhưng khi tính cả bộ sẽ tăng lên vài chục nghìn đồng. Với các hộ gia đình nghèo, vùng DTTS, miền núi vài chục nghìn đồng cũng là số tiền lớn, trong khi họ lại phải lo toan nhiều khoản chi tiêu khác cho cuộc sống gia đình.

Chia sẻ của ông Nhĩ là một thực tế. Như gia đình anh Lỳ Gạ Chừ, ở bản Pa Thắng, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu), đang có 3 đứa con đang đi học. Kinh tế gia đình chủ yếu trông chờ từ sản xuất nông nghiệp, nên việc tăng giá SGK khiến gia đình anh phải chi thêm một khoản trong nguồn thu nhập vốn dĩ rất eo hẹp của mình.

Anh Chừ cho biết: “Kinh tế gia đình rất khó khăn, nên trước mỗi năm học, để lo cho 3 cháu sách vở đã rất vất vả. Nay giá SGK lại tăng lên, gia đình càng khó khăn hơn”.

Một chương trình nhiều SGK

Cùng với vấn đề tăng giá SGK trước thềm năm học mới, thì việc làm như thế nào để công tác thẩm định SGK hướng tới triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành thành công, đúng lộ trình (năm học 2020– 2021) cũng là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Bởi kết quả thẩm định này có tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo TS.Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT): SGK là tài liệu cụ thể hóa một chương trình, cần đáp ứng những yêu cầu về nội dung và chất lượng. Do đó, việc thẩm định SGK nhằm mục đích cuối cùng là chọn ra được những bộ SGK chất lượng tốt để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Còn ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu thì cho rằng, để việc thẩm định SGK đạt hiệu quả cần có một hội đồng thẩm định đủ năng lực.

Được biết, việc thẩm định hướng tới triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới lần này có một số điểm mới cơ bản so với trước đây. Đó là, chương trình được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực của người học, có tính chất mở, tạo điều kiện để các địa phương và cơ sở giáo dục phát huy sự sáng tạo trong triển khai thực hiện chương trình giáo dục với chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa”. Qua đó, tạo “sân chơi” có tính cạnh tranh cho các nhà xuất bản và nhóm làm sách. Đồng thời mang lại cơ hội để các địa phương được lựa chọn những SGK phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện thực tiễn dạy học tại địa phương mình.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.