Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

"Sắc vàng" trên thung lũng Bắc Sơn

Chu Minh - 08:20, 21/07/2022

Hàng năm cứ đến giữa tháng 7, thung lũng Bắc Sơn, thuộc thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) lại như được nhuộm vàng khi những thửa ruộng bước vào mùa thu hoạch. Nhìn từ trên cao, toàn bộ thung lũng tràn ngập một màu vàng óng ả, thanh bình và đầy quyến rũ.

Bắc Sơn cách Hà Nội khoảng 160km. Nhờ phong cảnh đẹp nên từ lâu nơi đây cũng là 1 địa điểm hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt trong mùa lúa chín.
Bắc Sơn cách Hà Nội khoảng 160km. Nhờ phong cảnh đẹp nên từ lâu nơi đây cũng là 1 địa điểm hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt trong mùa lúa chín.

Thung lũng Bắc Sơn bằng phẳng thuận lợi cho việc trồng lúa, và thường thu hoạch muộn hơn các vùng khác khoảng một tháng. Điều thú vị tất cả các ruộng lúa ở Bắc Sơn được trồng không cùng một thời điểm nên có ruộng thu hoạch trước, ruộng thu hoạch sau, ruộng còn đang xanh...; Ngoài ra, người dân Bắc Sơn lại thường thu hoạch lúa bằng máy, và không cùng lúc vô tình tạo thành những mảng màu đặc sắc, với những hình thù lạ mắt.

Vượt qua đèo Tam Canh, một trong những con đèo thơ mộng nhất vùng này, du khách sẽ đến làng văn hóa Quỳnh Sơn, một điểm lưu trú cộng đồng vô cùng thú vị, mà những ai yêu văn hóa dân tộc không thể bỏ qua. Đây cũng là nơi mà hơn 400 hộ người Tày, Nùng sinh sống. Các ngôi nhà sàn trong làng có kiến trúc đồng nhất, độc đáo với cửa nhà quay về hướng Nam, tạo không gian thoáng mát hài hòa với thiên nhiên.

Đón bình minh trên thung lũng Bắc Sơn
Đón bình minh trên thung lũng Bắc Sơn

Hiện nay, trong làng đã có rất nhiều hộ cung cấp dịch vụ homestay, đáp ứng chỗ ăn nghỉ cho hàng trăm du khách mỗi ngày. Vào buổi tối, ngay dưới sân nhà sàn bên đống lửa, du khách sẽ được nghe rất nhiều làn điệu dân ca như: Then, sli sình làng, sli sloong hàu, hát lượn, quan làng, cỏ lẩu, phong slư… Đây cũng là bản sắc của người dân tộc biên giới phía Bắc.

Toàn cảnh thũng lũng Bắc Sơn nhìn từ trên cao
Toàn cảnh thũng lũng Bắc Sơn nhìn từ trên cao

 Ngoài ra, du khách còn có dịp thưởng thức các loại đặc sản như vịt quay, lợn quay, xôi cẩm, bánh chưng nếp cẩm, cơm lam… Trong chuyến du lịch thung lũng Bắc Sơn, du khách có thể kết hợp tham quan những điểm du lịch như hồ Tam Hoa, đồn Mỏ Nhài, đèo Tam Canh, đình Nông Lục, Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn…

Mỗi năm tại Bắc Sơn có 2 vụ lúa chính, thu hoạch vào giữa tháng 7 và giữa tháng 11. Trước thu hoạch khoảng 1 tuần, người dân sẽ lựa chọn những bông lúa tốt để làm giống cho vụ sau. Nhờ sự giúp sức của máy móc hiện đại, toàn bộ cánh đồng sẽ được thu hoạch sau 3-4 ngày.
Mỗi năm tại Bắc Sơn có 2 vụ lúa chính, thu hoạch vào giữa tháng 7 và giữa tháng 11. Trước thu hoạch khoảng 1 tuần, người dân sẽ lựa chọn những bông lúa tốt để làm giống cho vụ sau. Nhờ sự giúp sức của máy móc hiện đại, toàn bộ cánh đồng sẽ được thu hoạch sau 3-4 ngày.
Dòng suối nhỏ uốn lượn chảy qua giữa cánh đồng khiến phong cảnh càng thêm thơ mộng.
Dòng suối nhỏ uốn lượn chảy qua giữa cánh đồng khiến phong cảnh càng thêm thơ mộng.
 Du khách cũng có thể trải nghiệm chèo bè tre trên con suối dọc các thôn bản trong thung lũng.
Du khách cũng có thể trải nghiệm chèo bè tre trên con suối dọc các thôn bản trong thung lũng.
 Máy gặt đập liên hợp được người dân sử dụng trên cánh đồng lúa
Máy gặt đập liên hợp được người dân sử dụng trên cánh đồng lúa
Cánh đồng lúa bao quanh bản làng của người dân
Sắc vàng bao quanh bản làng của người dân

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.