Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Buôn làng nhớ những đêm khan (Bài 2)

    Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Buôn làng nhớ những đêm khan (Bài 2)

    Tìm trong di sản - 19:02, 06/09/2022

    Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật dân gian truyền miệng này lại rất dễ mai một. Bởi nghệ nhân am hiểu, thuộc nhiều sử thi ngày càng hiếm hoi, trong khi người trẻ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận vốn liếng cha ông để lại. Theo thời gian, những đêm khan đang dần vắng bóng ở các buôn làng.
  • Trải nghiệm văn hoá cồng chiêng nơi phố núi Pleiku

    Trải nghiệm văn hoá cồng chiêng nơi phố núi Pleiku

    Tìm trong di sản - 08:46, 05/09/2022

    Chương trình Cồng chiêng cuối tuần - Thưởng thức và trải nghiệm tại Gia Lai nhân dịp đón Tết Độc lập, trong 2 ngày (2/9 - 3/9), là dịp để du khách hoà mình vào không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, cùng những trải nghiệm khó quên về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.
  • Bắc Ninh: Hội thảo khoa học “Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính - Danh nhân khoa bảng thời Lê Trung Hưng”

    Bắc Ninh: Hội thảo khoa học “Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính - Danh nhân khoa bảng thời Lê Trung Hưng”

    Tìm trong di sản - 15:30, 30/08/2022

    "Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính-Danh nhân khoa bảng thời Lê Trung Hưng" là đề tài Hội thảo khoa học vừa được Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh tổ chức vào ngày 30/8, tại Bắc Ninh. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học của Trung ương và địa phương.
  • Chùa Khmer - “đạo và đời”: Lan tỏa lòng nhân ái (Bài cuối)

    Chùa Khmer - “đạo và đời”: Lan tỏa lòng nhân ái (Bài cuối)

    Tìm trong di sản - 14:58, 29/08/2022

    Bao năm qua, cùng với việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các vị sư đáng kính trong các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở các tỉnh Tây Nam bộ còn âm thầm lặng lẽ làm nhiều việc thiện nguyện, chung tay góp phần nâng cao đời sống đồng bào, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
  • Đầu tư 16 tỷ đồng tôn tạo Hội quán Nhị Phủ

    Đầu tư 16 tỷ đồng tôn tạo Hội quán Nhị Phủ

    Tìm trong di sản - 10:30, 29/08/2022

    Lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Hội quán Nhị Phủ vừa được tổ chức tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Chùa Khmer - “đạo và đời”: Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc (Bài 4)

    Chùa Khmer - “đạo và đời”: Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc (Bài 4)

    Tìm trong di sản - 18:26, 26/08/2022

    Đối với nhiều thế hệ trẻ dân tộc Khmer, chùa không chỉ là nơi giáo dục đạo đức, nhân cách sống, lòng hiếu thảo và nghi thức giao tiếp, ứng xử mà còn là nơi để những ngày hè, các em háo hức rủ nhau lên chùa để học chữ Khmer do các sư sãi đứng ra tổ chức. Đây được xem là việc làm hết sức có ý nghĩa của các nhà chùa, nhằm góp phần bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc Khmer.
  • Hợp tác xã Ván Chi - Nơi lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

    Hợp tác xã Ván Chi - Nơi lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

    Tìm trong di sản - 11:14, 24/08/2022

    “Nghề dệt thổ cẩm là một đặc trưng văn hóa của dân tộc Pà Thẻn. Nếu mình không cố gắng, chủ động tìm tòi, lưu giữ những kiến thức để bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ trẻ sau này, thì văn hóa truyền thống ấy có nguy cơ bị mai một”, nghệ nhân Ván Thị Chi - Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Pà Thẻn Ván Chi chia sẻ.
  • Sử thi - bản tình ca gắn kết cộng đồng: Giá trị vượt thời gian (Bài 1)

    Sử thi - bản tình ca gắn kết cộng đồng: Giá trị vượt thời gian (Bài 1)

    Tìm trong di sản - 11:17, 23/08/2022

    Sử thi là một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo, nhiều người đánh giá, nó như linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Loại hình nghệ thuật này được sáng tạo, tích lũy lâu đời, nó ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói, luật tục, nghệ thuật, tín ngưỡng, nếp sống của con người và cộng đồng. Sử thi phản ánh mọi khía cạnh đời sống từ tạo lập buôn làng, sản xuất nương rẫy, chiến tranh giữa các bộ tộc, đến thực hành nghi lễ, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán. Tuy nhiên, nhiều năm qua người nghe sử thi vơi dần, người hát kể sử thi cũng hiếm dần. Những đêm khan huyền thoại cũng từng ngày vắng bóng, chẳng bao lâu nữa sử thi chỉ còn trong ký ức.
  • Đào Tấn: Ông Tổ của nghệ thuật Tuồng Việt Nam

    Đào Tấn: Ông Tổ của nghệ thuật Tuồng Việt Nam

    Tìm trong di sản - 09:10, 23/08/2022

    Nói đến Đào Tấn là nói đến sự cống hiến lớn lao đối với môn nghệ thuật tuồng. Suốt cuộc đời, ông mang hết tâm huyết cống hiến cho loại hình nghệ thuật này. Ông là người đầu tiên mở trường đào tạo nghệ nhân tuồng trên đất Việt, là người đã để lại hàng trăm pho kinh điển và mẫu mực cho sân khấu tuồng Việt Nam và được suy tôn là ông tổ nghề tuồng Việt Nam. Ông mất năm 1907, cách đây 115 năm.
  • Đánh thức thanh âm của đá

    Đánh thức thanh âm của đá

    Tìm trong di sản - 15:16, 22/08/2022

    Những thanh đá tưởng như vô tri, nhưng qua bàn tay chế tác của nghệ nhân đã ngân lên thanh âm của đá trong trẻo, lảnh lót như tiếng vang vọng của đại ngàn. Mỗi giai điệu của đàn đá chính là sự “ký âm” bằng trái tim, bằng truyền thống văn hóa dân tộc. Người góp phần đánh thức những thanh âm ấy, phải kể đến nhạc sĩ Nguyễn Phương Đông.