Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Rác thải, đất thải đổ tràn lan cạnh đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả

Thiên An - Mỹ Dung - 14:30, 21/06/2022

Theo phản ánh của nhiều người dân và khách du lịch, ngay dọc bên đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đang chình ình một dải đất thải, rác thải dài, khoảng 1 km gần sát chợ Bến Do về phía Hạ Long. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường biển, đặc biệt là mùa mưa lũ đang cận kề.

Dải đất thải ngay cạnh đường bao biển dần biến thành dải rác thải
Dải đất thải ngay cạnh đường bao biển dần biến thành dải rác thải

Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả dài 18,6 km (chưa kể đoạn kết nối với đường bao biển Trần Quốc Nghiễn), là tuyến đường bao biển rộng, được kỳ vọng là tuyến đường có cảnh quan đẹp bậc nhất cả nước. Tuy nhiên, dù tuyến đường Hạ Long - Cẩm Phả đã khánh thành được mấy tháng rồi, nhưng ngay cạnh đường bao biển từ Khu vực Chợ Bến Do (phường Cẩm Thủy, Tp. Cẩm Phả) quay về phía Hạ Long khoảng 1 km, đang  chình ình 1 dải đất lớn, phủ đầy rác bẩn, vừa mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng môi trường biển. Người dân và khách du lịch khá bức xúc về thực trạng này.

Hằng ngày, anh Nguyễn Văn Minh, phường Cẩm Bình, Tp. Cẩm Phả vẫn thường chạy thể dục trên vỉa hè đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả. Anh Minh chia sẻ, nhiều lúc nghỉ chân đứng ngắm biển, giật mình nhìn núi đất thải chạy dài, ngay sát bên đường bao biển trông rất phản cảm.

“Đường Cao tốc Hạ Long - Cẩm Phả thì rất đẹp. Thế nhưng, đã khánh thành mấy tháng trời mà vẫn để rác, đất thải thế này thì không được", anh Minh nói.

“Mương thải” tự hình thành từ dải đất thải và đường bao biển
“Mương thải” tự hình thành từ dải đất thải và đường bao biển

Theo chia sẻ của nhiều người dân, chính dải đất thải lớn này đã khiến cho rác bị tồn đọng, dồn ứ nhiều thùng xốp, vỏ chai, dép, túi bóng… Thậm chí, qua mấy trận mưa lớn, nước thủy triều lên xuống, tạo nên một “mương rác” lớn giữa đường bao biển và dải đất thải ấy.

Là khách du lịch đến từ Tp. Vinh, Nghệ An, anh Đặng Đình Hưng bày tỏ: “Phải công nhận con đường này rất đẹp. Thế nhưng, để dải đất thải thế này thì phản cảm vô cùng”.

Nước thủy triều xuống thấy rõ dải đất thải dài, diện tích rộng, cực kỳ phản cảm
Nước thủy triều xuống thấy rõ dải đất thải dài, diện tích rộng, cực kỳ phản cảm

Để có thông tin khách quan tới bạn đọc, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã liên hệ với lãnh đạo UBND Tp. Cẩm Phả, thì được biết, phụ trách về vấn đề nêu trên thuộc về Ban Quản lý dự án các công trình Tp. Cẩm Phả, do ông Đặng Quốc Toàn làm Giám đốc. 

Tiếp đó, lãnh đạo UBND Tp. Cẩm Phả đã chỉ đạo ông Đặng Quốc Toàn - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình TP. Cẩm Phả làm việc và cung cấp thông tin cho phóng viên về các giải pháp xử lý dải đất thải gây ô nhiễm môi trường tại đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả. Nhưng không hiểu về lý do gì, mà đã nhiều lần phóng viên liên lạc với ông Toàn, nhưng ông Toàn đều báo bận hoặc cố tình lẩn tránh cơ quan báo chí.

Thiết nghĩ, từ thực tế này, các cơ quan chức năng của Tp. Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh, cần có ý kiến chỉ đạo nghiêm khắc đối với những đơn vị liên quan, sớm đưa ra giải pháp khắc phục, trả lại "vẻ đẹp" cho tuyến đường và môi trường biển trong lành.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.