Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cảng Lạch Vạn bị bồi lắng vì… đổ vỏ ốc

Việt Thắng - 16:12, 13/01/2021

Không chỉ phải sống chung với ô nhiễm bỡi đủ loại rác thải mà bà con ở khu vực cảng cá Lạch Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An) còn chứng kiến lạch nước bị bồi lắng vì nạn đổ… vỏ ốc, vỏ sò.

Người dân đổ vỏ ốc, vỏ sò lấn cả lòng sông Lạch Vạn
Người dân đổ vỏ ốc, vỏ sò lấn cả lòng sông Lạch Vạn

Những ngày đầu năm 2021, nhiều ngư dân ở đây chuyển sang khai thác ốc dùi. Mỗi ngày, bình quân mỗi tàu khai thác được khoảng vài tấn ốc. Và trong số đó, thì phân nửa là ốc chết, sò…nên phải thải loại. 

“Địa điểm tập kết” loại ốc thải này lại chính là hai bên tuyến đường ra vào cảng cá Lạch Vạn và khu vực rừng ngập mặn. Cả đống vỏ ốc to tướng, kéo dài từ xóm Yên Quang đến xóm Đông Lộ, thuộc xã Diễn Ngọc; kèm theo đó là mùi tanh của sò sống lẫn với mùi thối của ốc chết.

Một người dân địa phương cho biết: Ốc sống thì họ bán cho thương lái, còn ốc chết, sò… thì người ta lại đổ xuống hai bên cảng cá Lạch Vạn. Số vỏ ốc, sò ngày càng nhiều làm bồi lắng lòng sông, thay đổi dòng chảy… gây khó khăn cho thuyền bè vào neo đậu, tránh trú. Nguy hiểm hơn là, ô nhiễm môi trường đã đến mức rất nghiêm trọng. Cũng theo người dân này thì, vỏ ốc, sò rất cứng cho nên rất khó phân huỷ. Khi chúng được đổ xuống lạch, lâu ngày chẳng khác nào lấn dòng, chặn dòng. 

“Cửa lạch bị bồi lắng thì ngư dân là người bị ảnh hưởng đầu tiên, thế mà họ vẫn cứ đổ vỏ ốc bừa bãi”, người dân này bức xúc.

Ở Lạch Vạn, ngoài vỏ ốc, sò thì rác thải đủ loại cũng được “neo đậu” về đây. Nào là rác từ việc thau rửa tàu thuyền, rác đổ trộm, và rác do sóng đánh dạt vào bờ… 

Bà Trần Thị Thuỷ, ở xã Diễn Ngọc cho biết: Rác thải trong khu dân cư thì có đơn vị vệ sinh thu gom, không còn đáng lo ngại như xưa. Nguy là nguồn rác thải được đổ trộm ven bờ lạch, vừa ô nhiễm, vừa gây nên bồi lắng và rất không văn minh tí nào. 

“Vẫn còn một số người thiếu ý thức, cố tình đổ trộm rác vào ban đêm hoặc gần sáng, làm cho bà con hết sức bức xúc”, bà Thuỷ cho hay.

Đủ loại rác bủa vây cảng cá Lạch Vạn
Đủ loại rác bủa vây cảng cá Lạch Vạn

Theo hướng dẫn của bà Thuỷ, chúng tôi chạy hàng km từ sông Lạch Vạn đến cảng cá, đâu đâu cũng tràn ngập rác. Rác thải sinh hoạt, rác từ khai thác cây cối cho đến chai lọ, bóng đèn, và nguy hơn là rác thải nhựa như túi nilon, chai nhựa, bao bì… lềnh phềnh cả mặt nước. Rồi thì nước rửa tàu, rửa mặt sân sau một ngày bốc dỡ hàng trăm tấn cá, tôm… Tất cả đều được chảy xuống lạch, đen ngòm, hôi hám.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Cảng cá Lạch Vạn cho biết, mỗi ngày cảng đón từ 50 đến 60 tàu cá ra vào. Cảng đã phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền đến bà con về việc bảo vệ môi trường, cũng như chấp hành các quy định về hoạt động đánh bắt hải sản. Trước tình trạng ô nhiễm và bồi lắng do người dân thiếu ý thức đổ vỏ sò, ốc, đổ trộm rác thải, cảng sẽ có các biện pháp phù hợp để xử lí vấn đề này…

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An cho rằng, việc gây ô nhiễm môi trường thuộc trách nhiệm của Ban quản lí cảng cá Nghệ An và Sở NN&PTNT Nghệ An. Tuy nhiên, Chi cục sẽ tiến hành kiểm tra để chấn chỉnh, yêu cầu xử lí, làm cho môi trường trong sạch trở lại.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.