Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quỳ Hợp (Nghệ An): Người dân bất an vì đất sụt, nước tụt

Phạm Việt Thắng - 16:56, 24/04/2021

Hiện tượng sụt đất và nước cạn bất thường, đang làm cho người dân xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) thấp thỏm, bất an. Trong khi đó, các cơ quan chức năng vẫn đang “chuyền bóng” cho nhau.

  

Một trong 6 hố sụt đất trên cánh đồng Na Pải, xã Châu Hồng – huyện Quỳ Hợp – Nghệ An.
Một trong 6 hố sụt đất trên cánh đồng Na Pải, xã Châu Hồng – huyện Quỳ Hợp – Nghệ An.

Đất liên tục bị sụt lún 

Hiện tượng đất sụt, đã diễn ra cả mấy tháng nay tại cánh đồng Na Pải, xã Châu Hồng, làm cho người dân sống trong nơm nớp, bất an. Khi chúng tôi có mặt, đúng lúc bà con đang tiếp tục bị một phen hết vía vì thêm một hố đất vừa sụt. 

Chị Sầm Thị Bình chưa hoàn hồn: Đây là hố vừa sụt, còn 4 hố khác cũng có diện tích tương tự như thế này. Theo quan sát, mỗi hố có chiều rộng khoảng 5 mét, sâu khoảng hơn 2 mét. 

Chị Bình nói trong khó nhọc: "Ruộng đang xanh tốt thế mà tự nhiên sụt xuống. Bà con chúng tôi sợ hãi vô cùng, lỡ đi làm đồng mà sụt đất thì tính mạng không biết sao đây”.

Một người dân khác không dám lại gần, từ xa nói vọng: “Từ bé đến giờ tui chưa từng thấy hiện tượng đáng sợ này. Tui đã không cho thằng nhỏ chăn trâu ở cánh đồng này nữa, sợ lắm”. 

Theo ông Lương Văn Long, Chủ tịch UBND xã Châu Hồng, hiện tượng sụt đất xảy ra vào ngày 18/1; đến nay đã có 6 hố sụt lún tại cánh đồng Na Pải. Các hố sụt lún có đường kính trung bình từ 2,5 đến 7 mét, chiều sâu từ 1,5 đến 2,5 mét. 

Khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt

Không chỉ sụt đất, những cánh đồng nơi đây, còn rơi vào tình trạng khô hạn do mất nguồn nước. Cách đồng Na Pải không xa là cánh đồng Tổng Thăm. Cánh đồng lúa nước quanh năm xanh thắm là thế, nhưng giờ đang chịu cảnh khô hạn, lại khô vào đúng dịp lúa làm đòng mới xót xa. 

Chị Lô Thị Quê, người dân địa phương cho biết, nhà chị làm 6 sào ruộng nước, giờ nước khô cả đồng nên khả năng mất mùa là rất cao. Không chỉ nước ở ruộng mà giếng sinh hoạt ở đây cũng không có nước luôn. 

“Từ đầu năm, các giếng nước trong bản đã cạn dần rồi hết sạch nước luôn. Hiện tượng này, bà con chúng tôi chưa gặp bao giờ. Chúng tôi nghi ngờ do người ta khai thác khoáng sản, đào sâu nên hút hết nước ngầm. Bà con đã nhiều lần kêu lên xã, nhưng cũng không được giải thích gì”, chị Quê nói.

Ở xã Châu Hồng gần như giếng nước nhà nào cũng được đào rất sâu. Từ ngày có bản đến nay, chưa bao giờ ở Châu Hồng có hiện tượng cạn giếng. Thế mà bây giờ, bà con đang hết sức khốn khổ, cuộc sống bị đảo lộn vì thiếu nước. 

Nhà chị Sầm Thị Hoa ở bản Na Hiêng có giếng đào sâu hơn 10 mét, nay đã trơ đáy. Để có nước sinh hoạt, gia đình chị phải chi thêm mỗi tháng 300.000 đồng để mua nước. Những gia đình khó khăn trong bản, đành phải nhắm mắt dùng nguồn nước ô nhiễm từ suối Nậm Tạt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên địa bàn xã Châu Hồng hiện đã có 156 giếng bị cạn kiệt nước; trong đó bản Na Hiêng 109 giếng, bản Ná Noong 23 giếng và bản Công 24 giếng. Có 170 hộ của 3 bản này, bị ảnh hưởng do giếng kiệt nước. 

Ông Nguyễn Văn Liên, người có nhiều năm khai thác mỏ, nhận định: “Hiện tượng đất sụt, nước tụt là do khai thác khoáng sản”
Ông Nguyễn Văn Liên, người có nhiều năm khai thác mỏ, nhận định: “Hiện tượng đất sụt, nước tụt là do khai thác khoáng sản”

Đừng để dân hoang mang thêm 

Ông Nguyễn Văn Liên, một người dân địa phương vốn là công nhân có nhiều năm khai thác khoảng sản. Ông cho rằng, hiện tượng đất sụt, nước tụt là do hoạt động khai thác mỏ.“Khi đào sâu xuống lòng đất, người ta phải hút hết nước mới khai thác được quặng, hoặc phải hút nước lên để đãi, rửa quặng. Lúc đó, dẫn đến tình trạng nước thủy tĩnh và kết cấu trong lòng đất bị thay đổi, nên những nơi bề mặt mỏng sẽ bị sụp xuống, các mạch nước ngầm cũng bị rút hết, dẫn đến nước giếng bị cạn”, ông Liên giải thích.

Chúng tôi rất mong tỉnh mời các chuyên gia xác định nguyên nhân sụt lún đất và giếng cạn nước càng sớm càng tốt. Có như vậy dân mới hết hoang mang và sớm ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Duy HưngTrưởng phòng NNPTNT huyện Quỳ Hợp

Chủ tịch UBND xã Châu Hồng, ông Lương Văn Long cho biết, tình trạng sụt đất bất thường và giếng nước cạn kiệt hàng loạt chưa rõ nguyên nhân, không chỉ gây mất khoảng 2ha đất sản xuất lúa, cuộc sống của người dân gặp khó khăn mà còn tạo ra tâm lý hoang mang, bất ổn ở địa phương. 

"Chúng tôi đã 3 lần đề xuất lên cấp trên, đề nghị làm rõ nguyên nhân nhưng vẫn chưa có kết quả”, ông Long cho biết.

Được biết, UBND huyện Quỳ Hợp cũng đã đề nghị UBND tỉnh Nghệ An cho kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sụt đất, tụt nước. Đoàn công tác liên ngành gồm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND huyện Quỳ Hợp, UBND xã Châu Hồng đã kiểm tra thực tế vào cuối tháng 3. Sau khi kiểm tra, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh giao việc lại cho UBND huyện Quỳ Hợp giải quyết. 

Tuy nhiên, UBND huyện Quỳ Hợp đã phản hồi: Các nội dung như, xây dựng phương án cấp nước tạm thời cho dân; giao đơn vị tư vấn có chuyên môn hoặc thành lập tổ chuyên gia đầu ngành về địa chất tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá cụ thể, thì huyện không đủ năng lực chuyên môn và điều kiện kinh phí khó khăn.

Vì vậy, huyện Quỳ Hợp lại đề nghị lên cấp tỉnh xem xét. Trước tình thế trên, UBND tỉnh Nghệ An lại giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT và các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của huyện Quỳ Hợp.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.