Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chợ Đồn (Bắc Kạn): Cần đề phòng nguy hiểm từ những hố sụt lún bất thường

PV - 14:55, 30/11/2018

Theo phản ánh của người dân thôn Bản Tàn, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, thời gian gần đây, tại địa phương xuất hiện nhiều hố sụt lún. Hiện tượng này làm thiệt hại về tài sản của người dân, gây hoang mang trong dư luận.

Hố sụt lún tại ao của gia đình bà Bàn Thị Thục, thôn Bản Tàn. Hố sụt lún tại ao của gia đình bà Bàn Thị Thục, thôn Bản Tàn.

Tại ao cá của gia đình bà Bàn Thị Thục, thôn Bản Tàn, đã xuất hiện 3 hố sụt lún lớn khiến toàn bộ nước trong ao bị rút xuống hố, ao cạn trơ đáy, toàn bộ cá trong ao theo dòng nước bị hút xuống các hố sâu.

Cách ao cá của gia đình bà Thục chừng 10m, vào ngày 27/11, ruộng ngô của gia đình ông Hoàng Văn Sướng cũng xuất hiện một hố sụt lún có đường kính khoảng 4m, độ sâu khoảng 2m. Hố sụt đã “nuốt chửng” một đám ngô của gia đình. Ông Sướng cho biết, vài hôm trước cũng xuất hiện một hố sụt lún nhỏ và gia đình đã lấp đi, nhưng khi hố lún to hơn thì gia đình không còn cách nào khác là nhìn đám ngô của mình bị sụt mất.

Ngay sau khi hiện tượng sụt lún xảy ra ở thôn Bản Tàn, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Đồn đã phối hợp xuống hiện trường đo đạc, lập biên bản, tìm nguyên nhân và có phương án khắc phục.

Anh Nguyễn Quốc Khánh, nghiên cứu viên của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, người chủ trì Đề án đánh giá, nghiên cứu hiện tượng sụt lún tại thị trấn Bằng Lũng, xã Bằng Lãng, Ngọc Phái (huyện Chợ Đồn) cho biết, tại thôn Bản Tàn, thị trấn Bằng Lũng, hố sụt lớn nhất có diện tích khoảng 280m2, đây là hố sụt lún có diện tích lớn nhất trong số hơn 80 hố sụt lún trong khu vực đã từng xảy ra.

Đánh giá chỉ rõ, khu vực này có địa chất caster có nhiều hang động ngầm, phát triển bên dưới, cấu trúc địa chất, địa tầng ở khu vực xảy ra sập, sụt ở trên tầng đất phủ. Thành phần đất phủ ở đây chủ yếu là đất cát, lẫn cuội sỏi nên khá dễ bị rửa trôi, phía trên là một lớp đất sét có chiều dày từ 0,8-1m2.

Khi có sự tác động của các yếu tố như, mạch nước ngầm cạn, hiện tượng bơm hút nước ngầm sẽ dễ xảy ra sụt lún, hiện tượng sụt lún xảy ra nhiều vào mùa khô. “Hiện nay, việc đo vẽ địa chất đã được hoàn thành, đơn vị đang triển khai đo địa vật lý một số tuyến cắt qua vị trí hố sụt, sau khi có được kết quả, cộng với các tài liệu quan trắc mực nước, đơn vị sẽ đưa ra những khuyến cáo cụ thể hơn và khoanh định những vùng có nguy cơ xảy ra sụt lún”, anh Khánh cho hay.

Để đảm bảo an toàn, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn cũng đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn huyện Chợ Đồn thông tin cho người dân trong khu vực cần đề phòng nguy hiểm, không đến gần các hố sụt lún, tiếp tục theo dõi diễn biến sụt lún và kịp thời thông tin, báo cáo đến các cơ quan chuyên môn.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.