Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quy hoạch vùng, nền tảng để Tây Nguyên phát triển bền vững

Phạm Nguyên - 22:16, 18/06/2024

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Để Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

Nông, lâm nghiệp là lợi thế

Với lợi thế đất đai và khí hậu thuận lợi, Quy hoạch vùng Tây Nguyên đã định hướng cho các tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng. Tập trung phát triển các cây trồng chủ lực: Cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, sâm Ngọc Linh, rau, hoa ôn đới… gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết: Việc Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên là định hướng quan trọng để huyện tập trung phát triển các loại cây dược liệu. Bởi huyện Tu Mơ Rông là vùng trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất cả nước. Hiện nay, huyện đang tập trung rà soát quy hoạch diện tích đảm bảo điều kiện trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng; hỗ trợ cây giống cho người dân và xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp khảo sát, lập dự án đầu tư, liên kết đầu tư dược liệu gắn với du lịch.

Ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước với diện tích 213.000 ha cà phê. Phát triển cà phê chất lượng cao theo hướng xanh và bền vững được xem là định hướng quan trọng cho sản xuất, chế biến, bảo quản, góp phần quan trọng nâng cao giá trị ngành hàng cà phê.

Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đây chính là thời cơ, là động lực để Tây Nguyên hiện thực hóa mục tiêu trở thành vùng phát triển nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.

Cùng với phát triển nông nghiệp, vùng Tây Nguyên cũng tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Đồng thời, ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng… Đây chính là điều kiện để ngành nông, lâm nghiệp của vùng Tây Nguyên phát triển bền vững.

Bản sắc văn hóa là nền tảng để phát triển

Tây Nguyên là vùng đất có bề dày văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng, có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá, như: Đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc.

Chính vì thế, Quy hoạch vùng Tây Nguyên đề ra quan điểm phát triển: Xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, đưa văn hóa Tây Nguyên trở thành động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập của vùng.

Đồng bào DTTS ở Tây Nguyên hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc
Đồng bào DTTS ở Tây Nguyên hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc

Với bản sắc văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm là những lợi thế để du lịch các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục phát triển. Hiện các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc.

Theo ông Đặng Quang Hà - Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, thời gian qua cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện. Nhiều dự án phát triển du lịch đã được đầu tư đưa vào khai thác. Đặc biệt là những sản phẩm du lịch của huyện có nét đặc trưng riêng, mang tính bền vững, thân thiện gắn với trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.

Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đây chính là thời cơ, là động lực để Tây Nguyên hiện thực hóa mục tiêu trở thành vùng phát triển nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc. 

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.