Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quỹ Hỗ trợ nông dân góp phần giúp nông dân vượt khó, làm giàu

PV - 15:54, 31/07/2021

Những năm qua, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ đã trở thành địa chỉ tin cậy, trợ giúp hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững tại nhiều địa phương.

Dự án “Chăm sóc nâng cao chất lượng bưởi quả Đoan Hùng” tại xã Vân Đồn, huyện Đoan Hùng, sau 2 năm triển khai đã có hiệu quả rõ rệt, giải quyết việc làm cho 25 lao động thường xuyên
Dự án “Chăm sóc nâng cao chất lượng bưởi quả Đoan Hùng” tại xã Vân Đồn, huyện Đoan Hùng, sau 2 năm triển khai đã có hiệu quả rõ rệt, giải quyết việc làm cho 25 lao động thường xuyên

Theo số liệu của Hội Nông dân tỉnh, giai đoạn 2011 - 2020, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã hỗ trợ cho trên 6.200 lượt hội viên vay vốn phát triển kinh tế để xây dựng 1.177 mô hình dự án vay vốn theo hướng liên kết hợp tác, với tổng số tiền trên 125 tỷ đồng. Trong đó, có 25 dự án trồng trọt, 123 dự án chăn nuôi, 34 dự án thủy sản… góp phần giải quyết việc làm cho 12.620 hộ.

Thông qua nguồn vốn Quỹ kịp thời giúp cho nông dân có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn. Gắn với việc cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp đã làm tốt việc hướng dẫn lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án, thẩm định trước và sau giải ngân, kiểm tra đôn đốc kịp thời kết hợp với chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới cho hội viên được vay vốn.

Tại nhiều địa phương, đã thành lập được các nhóm hộ có cùng mục đích sản xuất hàng hóa quy mô lớn… góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, tích cực tham gia vận động hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Nhiều mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả cao, có sức lan tỏa mạnh mẽ, điển hình như: Dự án “Chăm sóc nâng cao chất lượng bưởi quả Đoan Hùng” tại xã Vân Đồn, huyện Đoan Hùng. Dự án có số vốn vay 500 triệu đồng, cho 10 hộ tham gia vay vốn, được giải ngân năm 2018. Sau 2 năm, Dự án đã có hiệu quả rõ rệt, bình quân thu nhập của các hộ tham gia dự án đạt 100 - 150 triệu đồng/hộ/năm, giải quyết việc làm cho 25 lao động thường xuyên.

Hay như Dự án “Chăn nuôi bò vỗ béo” tại xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy. Dự án có số vốn vay 1 tỷ đồng, cho 13 hộ tham gia. Sau hơn 1 năm, đã cho 2 lứa bò xuất chuồng, bình quân thu nhập đạt 25 - 30 triệu đồng/hộ/lứa, thu nhập trên năm đạt 50 - 60 triệu đồng/hộ, giải quyết việc làm cho trên 20 lao động tại địa phương… Quỹ Hỗ trợ nông dân là một trong những chương trình cho vay có tính thiết thực và đạt hiệu quả, giúp nông dân có điều kiện xây dựng mô hình kinh tế để giảm nghèo.

Từ nguồn vay của Quỹ Hội nông dân huyện, mô hình sản xuất than củi của gia đình ông Nguyễn Quyết Bìa, khu Quyết Tiến, xã Cự Đồng đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo
Từ nguồn vay của Quỹ Hội nông dân huyện, mô hình sản xuất than củi của gia đình ông Nguyễn Quyết Bìa, khu Quyết Tiến, xã Cự Đồng đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo

Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã có gần 80 hộ hưởng lợi từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân, với tổng số vốn trên 4,2 tỷ đồng cho các dự án sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt. Trong đó, 900 triệu đồng từ nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác cho vay; hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ủy thác, còn lại từ nguồn vận động của huyện và xã. Các dự án sử dụng vốn đã phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn vốn đúng mục đích…

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Sơn Đỗ Thị Phương Hoa cho biết: Hàng năm, Hội đã hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cho hội viên để xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh, huyện, qua đó đời sống các hội viên ngày một nâng cao.

Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh phấn đấu tăng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, tạo liên kết bền vững giữa các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, mang lại hiệu quả thiết thực hơn trong hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế…/.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.