Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Hoàng Quý - 17:46, 15/11/2022

Chiều 15/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Quang cảnh phiên biểu quyết
Quang cảnh phiên biểu quyết

Kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 487 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết, chiếm 97,79%. Như vậy, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được chính thức thông qua.

Trước đó, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo báo cáo, trên cơ sở các ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã có Báo cáo số 375/BC-UBTVQH15 ngày 15/11/2022 tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Về đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Điều 1), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung đánh giá một số nội dung liên quan việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. UBTV Quốc hội cho biết, dự thảo Nghị quyết chỉ nêu tổng thể kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế chủ yếu của 5 nội dung trọng điểm và 7 lĩnh vực trọng tâm của chuyên đề giám sát. Nội dung từng ngành, lĩnh vực cụ thể khác đã được thể hiện trong các Báo cáo của Đoàn giám sát. Do đó, UBTV Quốc hội xin phép Quốc hội không bổ sung nội dung này trong dự thảo Nghị quyết.

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm và báo cáo rõ kết quả xử lý các tổ chức, cá nhân, đặc biệt của người đứng đầu để xảy ra các sai phạm, gây lãng phí, thất thoát; xác định rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan và kiến nghị Chính phủ giải quyết, xử lý dứt điểm ngay trong năm 2023.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, UBTV Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung các nội dung nêu tại điểm a Khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị quyết. Riêng về thời gian phải có giải pháp, xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế này ngay trong năm 2023, UBTV Quốc hội xin giữ như dự thảo là yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phân loại, xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý vì theo báo cáo của Chính phủ, nhiều tồn tại, hạn chế này kéo dài nhiều năm, rất phức tạp không thể giải quyết hoàn thành ngay trong năm 2023…

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.