Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quốc hội khóa XIV thể hiện rõ trách nhiệm, hành động vì lợi ích của Nhân dân, đất nước

Minh Thu - 14:58, 26/03/2021

Sáng 26/3/2021, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ Khóa XIV của Quốc hội; các Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp tại Hội trường ngày 26/3/2021
Toàn cảnh Phiên họp tại Hội trường ngày 26/3/2021

Một nhiệm kỳ tự hào

Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ Khóa XIV của Quốc hội cho thấy, trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của cử tri, cùng với sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước, Quốc hội khóa XIV ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, tư duy sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ, linh hoạt, thận trọng, quyết đoán, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước. Quốc hội đã luôn thể hiện rõ vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống KT-XH, an ninh-quốc phòng, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong nhiệm kỳ, Quốc hội Khóa XIV đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác lập pháp. Trong đó, Quốc hội đã thông qua 72 luật, 02 pháp lệnh và rất nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh của Tổ quốc, hội nhập quốc tế trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng.

Quốc hội đã tăng cường hoạt động giám sát, không ngừng cải tiến, đổi mới cách thức thực hiện, tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống; xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng của đất nước, có tác động lớn đến đời sống KT-XH, phát triển vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS, gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh-quốc phòng.

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành công chung của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…

Tiếp tục đổi mới hoạt động

Thảo luận tại Hội trường, Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum) nhìn nhận: Dự thảo báo cáo đã đánh giá toàn diện mọi hoạt động của Quốc hội. Đặc biệt, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các luật, pháp lệnh và nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước; phát huy dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự xã hội.

Đồng thời, cử tri cũng quan tâm và đánh giá cao hoạt động của Quốc hội từ tham luận sang thảo luận, tranh luận, tuy ngắn gọn những chất lượng, dân chủ, đạt hiệu quả cao. “Một nhiệm kỳ năng động, Quốc hội đã hoàn thành trọng trách của mình; trong đó dân chủ được phát huy mạnh mẽ, dân chủ trong kỷ cương” - đại biểu Tô Văn Tám khẳng định.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre) cho rằng: Nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội đã để lại những dấu ấn đậm nét, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát trên lĩnh vực dân tộc, một số lĩnh vực lớn chưa được chú trọng; việc thực hiện vai trò giám sát cá nhân của ĐBQH chưa được coi trọng; chưa có cơ chế trong việc thực hiện trách nhiệm, bổn phận của ĐBQH trong giám sát tại địa phương.

Trên cơ sở đó, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị: Quốc hội cần tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng tăng cường hiệu quả giám sát, chú trọng sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước…

Phát biểu kết luận Phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đã có 25 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu, không khí diễn ra  cởi mở, thẳng thắn, trách nhiệm. Các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự thống nhất cao với dự thảo Báo cáo nhiệm kỳ của Quốc hội cũng như Báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, qua thảo luận, các ý kiến nhất trí cho rằng, Quốc hội Khóa XIV là nhiệm kỳ thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những thành tựu và dấu ấn nổi bật, tiếp tục gần dân, sát dân, có nhiều đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng như hoạt động ngoại giao nghị viện...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, giao Ban Chỉ đạo tổng kết công tác và các cơ quan hữu quan nghiêm túc nghiên cứu để tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, hoàn thiện Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XIV và thể hiện đầy đủ trong nghị quyết của Quốc hội về nội dung tổng kết nhiệm kỳ.

Theo Chương trình, chiều 26/3/2021, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ Khóa XIV của Quốc hội; các báo cáo công tác nhiệm kỳ Khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.