Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Quảng Ninh: Tổ chức Triển lãm chuyên đề Độc đáo Lễ cấp sắc người Dao Thanh Y

T.Hợp - 14:35, 25/04/2024

Chào mừng kỷ niệm 69 năm tiếp quản Khu mỏ, 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và chào mừng Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh năm 2024, từ ngày 25/4 đến 25/5, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh tổ chức Triển lãm chuyên đề "Độc đáo lễ cấp sắc người Dao Thanh Y" tỉnh Quảng Ninh.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Quảng Ninh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Dao có số lượng lớn với gần 74.000 người, chiếm tỷ lệ 5,57% dân số toàn tỉnh và chiếm 45,3% dân tộc thiểu số của tỉnh với 3 nhóm gồm Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y và Dao Lô Gang.

Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y là tập quán xã hội và tín ngưỡng dân gian được truyền từ đời này sang đời khác, luôn song hành và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh, đời sống tinh thần của đồng bào người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh.

Nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 69 năm tiếp quản Khu mỏ, 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và chào mừng Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh năm 2024, từ ngày 25/4 đến 25/5, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh tổ chức Triển lãm chuyên đề "Độc đáo lễ cấp sắc người Dao Thanh Y" tỉnh Quảng Ninh.

Người Dao Thanh Y tham quan trưng bày. Ảnh: Văn Đức
Người Dao Thanh Y tham quan trưng bày. Ảnh: Văn Đức

Tại không gian triển lãm, Bảo tàng Quảng Ninh đã trưng bày gần 100 ảnh tư liệu, hiện vật và 1 tổ hợp tượng tái hiện trích đoạn nghi lễ cấp sắc, 4 video, 2 trích đoạn múa trong lễ cấp sắc nhằm giới thiệu những nét độc đáo nhất trong các nghi thức chính thực hiện lễ cấp sắc người Dao Thanh Y tỉnh Quảng Ninh.

Thông qua Triển lãm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo, đồng thời tạo thông điệp di sản văn hóa như một tài sản để phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào Dao Thanh Y nói riêng, các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói chung; khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ cho việc phát triển kinh tế du lịch của địa phương theo hướng bền vững, góp phần phát triển nền công nghiệp văn hóa tại Quảng Ninh.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.