Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ninh: Sơ kết quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Mỹ Dung - 16:33, 31/05/2024

Ngày 31/5, tại Tp. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết Quy chế số 194/QCPH ngày 30/11/2021 (gọi tắt là Quy chế số 194) về phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Theo báo cáo, sau gần 3 năm triển khai Quy chế số 194, công tác phối hợp giữa UBND tỉnh với Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội đã đạt được kết quả rõ nét trong nhiều nội dung. Trong đó nổi bật là công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo; hoạt động giám sát - phản biện xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; hoạt động đối ngoại nhân dân...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã phát biểu ý kiến phân tích, làm rõ và kiến nghị một số vấn đề: Giải pháp để làm rõ nét công tác phối hợp tại một số sở, ban, ngành, đơn vị và cơ chế thông tin, báo cáo kết quả thực hiện phối hợp; việc ký kết chương trình, quy chế, kế hoạch và triển khai phối hợp giữa các đơn vị cùng cấp; công tác phối hợp trong giám sát - phản biện xã hội và xây dựng chính sách pháp luật; nguồn lực cho một số hoạt động của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh…

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy yêu cầu tăng cường cơ chế thông tin, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung phối hợp theo định kỳ; đồng thời cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các sở, ngành và địa phương; MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội cần tích cực, chủ động trong việc lên kế hoạch, chương trình hành động đảm nhận các công trình, phần việc, triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị; đề xuất với UBND tỉnh để có căn cứ hỗ trợ nguồn lực...

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...