Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi trưng bày "Tinh hoa di sản từ những con tàu cổ"

PV - 16:18, 06/08/2022

Những di tích tàu cổ đắm được tìm thấy ở vùng biển miền Trung và Quảng Ngãi nói riêng đã chứng minh cho sự phát triển phồn vinh, rực rỡ trong giao lưu văn hóa của đường biển đương thời.

Những cổ vật được trục vớt từ những con tàu đắm. (Ảnh: VGP/Lưu Hương)
Những cổ vật được trục vớt từ những con tàu đắm. (Ảnh: VGP/Lưu Hương)

Sáng 6/8, tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức trưng bày "Tinh hoa di sản từ những con tàu cổ" - bảo vật Quốc gia.

Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi cho hay, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng trong giao thương quốc tế. Do vị trí địa lý đặc biệt này, mà tại các vùng biển Việt Nam xuất hiện nhiều tuyến đường biển, hải cảng và trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cũng như điểm dừng chân của các thương thuyền đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Hiện Bảo tàng Quảng Ngãi lưu giữ hơn 300 hiện vật. (Ảnh: VGP/Lưu Hương)
Hiện Bảo tàng Quảng Ngãi lưu giữ hơn 300 hiện vật. (Ảnh: VGP/Lưu Hương)

Qua các tư liệu lịch sử và kết quả điều tra khảo cổ học đã cho thấy, dọc miền Trung đã tồn tại và phát triển các bến cảng giao thương từ thời kỳ văn hóa Champa đến Đại Việt. Thời gian qua, nhiều cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước thuộc vùng biển miền Trung đã tìm thấy nhiều con tàu cổ bị đắm, với hàng trăm ngàn cổ vật khác nhau được trục vớt. Những hiện vật từ hàng chục con tàu cổ được tìm thấy, có thể khẳng định miền Trung Việt Nam giữ vị trí quan trọng ở châu Á trong thời kỳ hoàng kim của "con đường tơ lụa trên biển".

Hiện nay, tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi có hơn 300 hiện vật được lưu giữ và bảo quản cùng các hiện vật do các thành viên của Hội Di sản văn hóa tỉnh Quảng Ngãi dày công sưu tập.

Nhiều cuộc khai quật tại vùng biển Quảng Ngãi đã tìm hàng trăm cổ vật khác nhau. (Ảnh: VGP/Lưu Hương)
Nhiều cuộc khai quật tại vùng biển Quảng Ngãi đã tìm hàng trăm cổ vật khác nhau. (Ảnh: VGP/Lưu Hương)

Việc trưng bày "Tinh hoa di sản từ những con tàu cổ" sẽ góp phần mang đến cho du khách tham quan nhiều cảm xúc thú vị, độc đáo với nhiều hiện vật đắt giá, ẩn chứa những giá trị. Những di tích tàu cổ đắm được tìm thấy ở vùng biển miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng đã chứng minh cho sự phát triển phồn vinh, rực rỡ trong giao lưu văn hóa của đường biển đương thời.

Ngoài ra, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi còn có 3 bảo vật Quốc gia đang lưu giữ, là: Tượng Tu sĩ Chăm Phú Hưng, thế kỷ IX - X; bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh; bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng, thế kỷ X - XII. Đây là những bảo vật quý hiếm của Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào các năm 2018 và 2020.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.