Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia

T.Hợp - 15:12, 16/03/2021

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản về việc tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia và lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 10, năm 2021.

5 Bảo vật quốc gia được bảo quản tại Bảo tàng Quảng Ninh.
5 Bảo vật quốc gia được bảo quản tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Tính đến hết năm 2020, trên phạm vi cả nước đã có 215 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Các bảo vật quốc gia gồm nhiều loại hình, chất liệu, hiện đang được lưu giữ tại các tổ chức, cá nhân thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong những điều kiện bảo vệ, bảo quản khác nhau.

Trong văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án bảo vệ đặc biệt đối với từng bảo vật quốc gia, trong đó lưu ý: Có biện pháp phòng, chống cháy, nổ, trộm cắp, thiên tai và các nguy cơ gây hại khác để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia.

Đối với bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại các di tích hoặc thuộc sở hữu tư nhân, phải thường xuyên thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành giữa các cơ quan văn hóa, công an và chính quyền sở tại trong việc bảo vệ, phân định rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, kịp thời, chủ động báo cáo, thông tin tới cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên quan về các vấn đề ảnh hưởng đến việc bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia khi có những diễn biến trong thực tế tác động đến công tác này.

Về bảo quản bảo vật quốc gia, ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc cải tạo, nâng cấp công trình và hạ tầng kỹ thuật kho bảo quản, khu vực trưng bày của bảo tàng và khu vực thuộc di tích - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia để bảo đảm bảo vật quốc gia được đặt trong chế độ bảo quản đặc biệt.

Đồng thời, việc bảo quản bảo vật quốc gia phải được lập thành phương án cụ thể trình cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt; việc thực hiện phải tuân thủ chặt chẽ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và có sự phối hợp, hướng dẫn của các nhà khoa học, chuyên gia về bảo quản căn cứ theo loại hình, chất liệu, tình trạng của từng bảo vật quốc gia.

Về phát huy giá trị bảo vật quốc gia, xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình riêng để quảng bá giá trị của bảo vật quốc gia tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Đối với việc lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 10, năm 2021: Căn cứ Thông tư số 13/2010TT-BVHTTDL quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, lựa chọn, lập hồ sơ hiện vật gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận bảo vật quốc gia đợt 10, năm 2021./.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.