Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Quảng Ngãi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới

PV - 15:58, 18/08/2021

Năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Ngãi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới (GDPTM) đối với khối lớp 2 và lớp 6. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình GDPTM đã cơ bản hoàn tất.

Trẻ cần được chuẩn bị tâm lý và sự thích nghi trước khi vào lớp 1. (Ảnh minh họa)
Trẻ cần được chuẩn bị tâm lý và sự thích nghi trước khi vào lớp 1. (Ảnh minh họa)

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Ngọc Thái, Sở đã triển khai tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để bảo đảm triển khai thực hiện tốt Chương trình GDPTM. Toàn ngành đã tiến hành rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường. Đây là năm đầu tiên thực hiện Chương trình GDPTM ở bậc THCS và tiếp tục thực hiện ở bậc tiểu học đối với khối lớp 1, lớp 2. Các trường đã chủ động chuẩn bị từ năm học trước để thực hiện tốt Chương trình GDPTM, nhất là về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.

Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi) Nguyễn Phùng Xuân Thu cho biết, Nhà trường đã sớm thông tin đến các bậc phụ huynh về việc triển khai Chương trình GDPTM đối với khối lớp 6, nhằm tránh sự băn khoăn, lo lắng. Đến nay, tất cả cán bộ quản lý, giáo viên của trường đã tham gia tập huấn các nội dung của Bộ GD&ĐT quy định. Nhà trường đã được cấp đầy đủ sách giáo khoa, tuy nhiên đồ dùng dạy học theo Chương trình GDPTM vẫn chưa có. Năm học 2021 - 2022, nhà trường tuyển khoảng 90 học sinh khối lớp 6.

Khó khăn hiện nay là hầu hết trường học trên địa bàn tỉnh đều được trưng dụng làm khu cách ly tập trung đối với người từ vùng dịch về, nên nhiều trường chưa thể hoàn tất công tác chuẩn bị cho năm học mới. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các địa phương chưa thể tổ chức thi tuyển giáo viên. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến việc chuẩn bị cho năm học mới.

Lo lắng đối với học sinh lớp 1

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, GDPT và giáo dục thường xuyên vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, thì lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8. Tuy nhiên, điều khiến phụ huynh lo lắng là hiện nay dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nên khó khăn trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trẻ tự tin bước vào lớp 1. Trẻ cần có thời gian làm quen với nhà trường trước khi vào học chính thức. Đối với học sinh lớp 1 là người dân tộc thiểu số cần được làm quen với tiếng Việt.

Theo Tiến sĩ Ngô Thị Kim Ngọc, giảng viên Khoa Sư phạm xã hội (Trường Đại học Phạm Văn Đồng), trẻ vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời, chuyển tiếp từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang học tập nghiêm túc. Điều này khiến trẻ có nhiều áp lực. Phụ huynh nên chuẩn bị cho con đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập, tạo góc học tập riêng nhằm đem đến sự hào hứng cho trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh dành thời gian giới thiệu về ngôi trường tiểu học, về thầy, cô giáo và bạn bè nơi các con sẽ vào học, nhằm tạo tâm lý phấn khởi để trẻ thích nghi.

"Thời gian này, phụ huynh nên tăng cường rèn luyện cho con lịch trình sinh hoạt ở nhà. Các con phải thức dậy sớm hơn để rèn luyện thói quen sinh hoạt phù hợp với thời gian học lớp 1; đồng thời rèn luyện kỹ năng tự học, tự chăm sóc bản thân. Một kỹ năng khá quan trọng mà các bậc phụ huynh cần rèn cho con là kỹ năng tập trung và làm việc độc lập. Phụ huynh cần xây dựng cho con kế hoạch riêng và động viên con thực hiện theo; tạo cho con không gian riêng để trẻ tập trung học tập", Tiến sĩ Ngô Thị Kim Ngọc chia sẻ./.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.