Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học: Chú trọng đến đối tượng học sinh là người DTTS, miền núi

PV - 14:14, 01/07/2019

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới bậc tiểu học sẽ chính thức được áp dụng từ năm học 2020-2021. Chương trình có nhiều điểm thay đổi so với với Chương trình giáo dục hiện hành. Theo đó học sinh vùng DTTS, miền núi có những chương trình, cơ chế riêng để các em không bị thiệt thòi so với những vùng khác.

Để hiểu rõ hơn về những điểm mới này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) xoay quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết, để triển khai đồng loạt Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học vào năm học 2020-2021, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có lộ trình như thế nào?

Sau khi Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành, Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành vào tháng 12/2018, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới gửi Sở GD&ĐT các địa phương. Theo đó, chậm nhất đến ngày 30/6 hằng năm, Sở GD&ĐT các địa phương sẽ có báo cáo gửi về Bộ GD&ĐT với các nội dung: đảm bảo cơ sở vật chất và 100% các em học sinh được học 2 buổi/ngày; các phương án rà soát giáo viên; tăng thêm định biên đối với những địa phương còn thiếu giáo viên để bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên theo Thông tư 16 quy định 1,5 giáo viên/lớp…

Chương trình GDPT mới bậc tiểu học sẽ giúp trẻ em DTTS không bị thiệt thòi trong việc tiếp cận kiến thức so với học sinh các vùng miền khác. Chương trình GDPT mới bậc tiểu học sẽ giúp trẻ em DTTS không bị thiệt thòi trong việc tiếp cận kiến thức so với học sinh các vùng miền khác.

Cùng với đó, nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể cũng sẽ được Bộ hoàn thiện trong tháng 7/2019, như: Văn bản hướng dẫn dạy học lớp 1; Văn bản hướng dẫn dạy học môn Tin học; Văn bản hướng dẫn dạy học môn tiếng Anh và văn bản hướng dẫn hoạt động trải nghiệm đối với lớp 1. Đây là 4 điểm mới của Chương trình, sẽ được triển khai lồng ghép trong Chương trình hiện hành năm học 2019-2020.

Năm học 2019-2020, Bộ đang áp dụng mô hình điểm để tiến tới triển khai đồng loạt vào năm học 2020-2021. Hiện nay, 80% số học sinh được học 2 buổi/ngày, chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi như đồng bằng, thành phố, 20% còn lại thuộc vùng khó khăn, vùng DTTS.

Đối với học sinh vùng DTTS, miền núi, ngành Giáo dục đã có những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn khi triển khai áp dụng Chương trình mới, thưa ông?

Để đảm bảo tính công bằng, Chương trình mới quy định và bắt buộc 100% học sinh được tổ chức học 2 buổi/ngày để tránh thiệt thòi cho học sinh vùng DTTS so với những nơi khác. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Đề án 1436/QĐ-TTg tăng cường cơ sở vật chất vùng khó khăn, vùng DTTS để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới giai đoạn 2017-2025. Đây chính là giải pháp đi trước một bước để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai Chương trình.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT còn có thêm Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS nhằm mục đích tăng cường thêm tiếng Việt để các em có khả năng tiếp thu Chương trình một cách tốt nhất.

Trong Chương trình GDTH mới bậc tiểu học có thêm môn học tiếng dân tộc, để đáp ứng được yêu cầu thì việc lựa chọn giáo viên dạy bộ môn tiếng dân tộc sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Trong Chương trình giáo dục hiện hành, môn học tiếng dân tộc thiểu số đã được thực hiện là môn học tự chọn. Theo chương trình GDPT mới tiếp tục được đưa vào là môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 5 ở tiểu học, thậm chí được thiết kế đến lớp 12 với mục đích nhằm phát huy, bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc, từ đó khơi gợi tình yêu dân tộc, quê hương, đất nước. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thiết kế môn học này một cách tập trung, bài bản để làm sao tất cả các dân tộc có tiếng nói và chữ viết thì các em học sinh đều được học tập. Vậy có thể nói, Chương trình giáo dục hiện hành cũng như Chương trình giáo dục mới đã rất chú trọng đến đối tượng học sinh là người DTTS, miền núi.

Việc lựa chọn giáo viên dạy tiếng dân tộc sẽ được các địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị đội ngũ giáo viên dựa trên các tiêu chí về trình độ chuyên môn theo quy định chuẩn đào tạo giáo viên của Bộ GD&ĐT. Còn Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về ban hành Chương trình và sách giáo khoa.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

HOÀI DƯƠNG (t/h)

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.