Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi: Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết “Tam nông”

L.Phương - 23:32, 28/04/2023

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 152-KH/TU ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Tam nông) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thực hiện Nghị quyết “Tam nông”, tỉnh Quảng Ngãi đề ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân 4 - 5%/năm. (Trong ảnh: Trồng mắc ca ở miền núi Quảng Ngãi)
Thực hiện Nghị quyết “Tam nông”, tỉnh Quảng Ngãi đề ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân 4 - 5%/năm. (Trong ảnh: Trồng mắc ca ở miền núi Quảng Ngãi)

Kế hoạch đề ra một số mục tiêu cụ thể như: Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân 4 - 5%/năm; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp khoảng 48 - 50%; giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp 100 triệu đồng.

Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7,0 đến 8,0%/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 37%.

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết đạt hơn 3%; thành lập mới 30 - 40 hợp tác xã, 1 liên hiệp hợp tác xã; trên 70 hợp tác xã hoạt động hiệu quả; trên 5% hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; trên 15% hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi giá trị; 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định 52%.

Phấn đấu đến năm 2025, có 120 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó 53 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 8 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 7 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Trên 65% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nông thôn được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân Compost hoặc tự xử lý tại hộ gia đình thành phân Compost để sử dụng tại chỗ.

Thu nhập bình quân của người dân hơn 48 triệu đồng/người/năm đối với các xã đặc biệt khó khăn, an toàn khu và hơn 53 triệu đồng/người/năm đối với khu vực nông thôn.

Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản bình quân khoảng 4%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân trên 5%/năm; 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.

Trên 85% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; trên 60% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó 30% số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao;...

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.