Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quảng Nam: Xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ngang tầm nhiệm vụ

Minh Thu (thực hiện) - 20:23, 10/10/2022

Trong những năm qua, cấp ủy Đảng các cấp và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025. Sau một thời gian triển khai, công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông A Lăng Mai - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam về nội dung này.

Ông A Lăng Mai chủ trì Hội nghị cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam
Ông A Lăng Mai chủ trì Hội nghị cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam

P.V: Thưa ông, thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông A Lăng Mai: Triển khai thực hiện nghị quyết số 16-NQ/TU của ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025, tại các địa phương, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết đề ra, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở các huyện miền núi và vùng đồng bào DTTS.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS có bước trưởng thành về mọi mặt. Tinh thần, trách nhiệm, lề lối làm việc, kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống được nâng lên. Hầu hết cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ người DTTS tham gia công tác trong hệ thống chính trị và được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, địa phương ngày càng cao.

Công tác tuyển dụng được quan tâm. Công tác quy hoạch cán bộ người DTTS được chú trọng, bảo đảm yêu cầu về tỷ lệ và cơ cấu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển ngày càng đi vào nề nếp, góp phần tích cực trong việc tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý người DTTS có chất lượng. Chính sách đối với cán bộ người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, tạo động lực để cán bộ người DTTS yên tâm công tác.

Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bhalêê, huyện Tây Giang về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS (tháng 7/2021). (Ảnh: N.Đ)
Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bhalêê, huyện Tây Giang về công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS (tháng 7/2021). (Ảnh: N.Đ)

P.V: Xin ông cho biết một số tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025?

Ông A Lăng Mai: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS vẫn còn một số hạn chế, như: Năng lực của đội ngũ cán bộ người DTTS chưa đồng đều, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ cán bộ người DTTS giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện còn ít; một số cơ quan, đơn vị cấp tỉnh chưa có cán bộ, công chức người DTTS; chưa có cơ chế tuyển dụng riêng công chức, viên chức người DTTS, ảnh hưởng đến nguồn cán bộ kế cận; việc sắp xếp, bố trí công tác cho sinh viên hệ cử tuyển chưa kịp thời, có mặt còn bị động; không thực hiện được chủ trương các sở, ban, ngành cấp tỉnh tiếp nhận và hướng dẫn để đào tạo cán bộ người DTTS theo lĩnh vực, ngành, nghề mà địa phương có nhu cầu, sau đó bố trí về lại huyện công tác.

P.V: Trong giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Quảng Nam đặt ra mục tiêu cụ thể như thế nào đối với công tác cán bộ người DTTS, thưa ông?

Ông A Lăng Mai: Mục tiêu chung cần hướng đến của Tỉnh ủy Quảng Nam tại Nghị quyết số 21/NQ-TU ngày 10/2/2022 là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở 6 huyện miền núi của tỉnh và các xã có đông DTTS có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó, đến năm 2025, phải duy trì tỷ lệ 9,43% cán bộ người DTTS tham gia cấp ủy tỉnh; trên 3% tổng số cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giữ các chức danh giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành và tương đương; phấn đấu đạt 30% trở lên công chức người DTTS công tác tại Ban Dân tộc tỉnh.

Chi bộ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị “tự soi, tự sửa” trong cán bộ đảng viên
Chi bộ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị “tự soi, tự sửa” trong cán bộ đảng viên

Tại các huyện miền núi, phấn đấu 50% cán bộ người DTTS tham gia cấp ủy cấp huyện; 50% cán bộ, công chức của huyện là người DTTS. Có từ 35% trở lên cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng người DTTS. Có cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người DTTS; có 50% công chức người DTTS công tác tại Phòng Dân tộc cấp huyện… Đến năm 2030, tỷ lệ cán bộ người DTTS tham gia cấp ủy các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đạt từ 10% trở lên trên tổng số Tỉnh ủy viên (ở cấp tỉnh); từ 50% trở lên trên tổng số cấp ủy cấp huyện; duy trì tỷ lệ cán bộ là người DTTS tham gia cấp ủy cấp xã như nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tỷ lệ cán bộ người DTTS tham gia Ban Thường vụ cấp ủy các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

P.V: Để đạt được những mục tiêu trên, Tỉnh ủy Quảng Nam sẽ triển khai nội dung cụ thể như thế nào, thưa ông?

Ông A Lăng Mai: Để đạt được những mục tiêu tại Nghị quyết số 21/NQ-TU ngày 10/2/2022 của Tỉnh ủy đề ra, các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; Đảng đoàn, Ban Cán sự đảng; thủ trưởng các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan, các huyện miền núi, các huyện có các xã có đông đồng bào DTTS cần tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phù hợp với tình hình, đặc điểm của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó chú trọng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên người DTTS.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ như: Công tác tuyển dụng, công tác quy hoạch, công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS, điều động, luân chuyển cán bộ và triển khai thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.

Thời gian qua, công tác cán bộ người DTTS ở tỉnh Quảng Nam đã đạt được một số kết quả. (Ảnh minh họa)
Thời gian qua, công tác cán bộ người DTTS ở tỉnh Quảng Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 10/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt lộ trình tuyển dụng công chức, viên chức người DTTS trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Xây dựng kế hoạch, ưu tiên biên chế để tuyển dụng công chức, viên chức người DTTS; quy hoạch cán bộ người DTTS vào các chức danh lãnh đạo, quản lý; tiếp nhận và phân công cán bộ hướng dẫn, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được các huyện cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo lĩnh vực, ngành, nghề mà địa phương có nhu cầu; quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được đào tạo và trưởng thành.

Đồng thời, rà soát thực trạng, xác định chỉ tiêu, lộ trình tuyển dụng công chức, viên chức người DTTS tại các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện giai đoạn 2022 - 2025 (bảo đảm đến năm 2025, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh phấn đấu có cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS; nâng dần tỷ lệ viên chức là người DTTS trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; phấn đấu 50% cán bộ, công chức của các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn là người DTTS).

P.V: Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.