Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Phân bổ hơn 782 tỷ đồng vốn thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

PV - 12:05, 17/05/2023

Sáng nay 17/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh để nghe báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: A.N
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: A.N

Năm 2023, UBND tỉnh đã phân bổ hơn 416 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và gần 365 tỷ đồng vốn sự nghiệp cho các cơ quan, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (trong đó, vốn sự nghiệp đến nay trung ương chưa phân bổ).

Tuy nhiên, tính đến 30/4/2023, tổng vốn giải ngân toàn tỉnh chỉ đạt hơn 95,5 tỷ đồng. Nhiều địa phương, đơn vị giải ngân rất thấp khiến quá trình triển khai dự án chậm so với kế hoạch. Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo nhận triển khai 9 dự án, nhưng cũng chỉ dừng ở mức thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

Đối với các huyện thụ hưởng, đến nay 100% vốn đầu tư phát triển đã được phân bổ cho các phòng, ban chức năng huyện và UBND các xã. Riêng vốn sự nghiệp mới chỉ có 4/10 huyện đã phân bổ, 6/10 huyện đã xây dựng phương án, dự kiến đến cuối tháng 5/2023 mới có thể hoàn thành 100% phân bổ vốn.

Ông Alăng Mai - Trưởng ban Dân tộc tỉnh chia sẻ khó khăn trong triển khai chương trình thời gian qua. Ảnh: A.N
Ông Alăng Mai - Trưởng ban Dân tộc tỉnh chia sẻ khó khăn trong triển khai chương trình thời gian qua. Ảnh: A.N

Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh cho thấy, từ đầu năm đến nay, các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng phương án trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức giải ngân nguồn vốn, tiến độ giải ngân đạt kết quả tốt so với năm 2022.

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến, kiến nghị đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh trong những tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, kiến nghị đề xuất với Ủy ban Dân tộc, các bộ ngành Trung ương cần sớm có văn bản hướng dẫn việc triển khai 10 dự án, tiểu dự án của chương trình theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Quá trình giải ngân vốn chậm khiến việc triển khai chương trình đầu tư dự án phát triển kinh tế - xã hội miền núi gặp nhiều khó khăn. Ảnh: A.N
Quá trình giải ngân vốn chậm khiến việc triển khai chương trình đầu tư dự án phát triển kinh tế - xã hội miền núi gặp nhiều khó khăn. Ảnh: A.N

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đề nghị, bên cạnh nỗ lực tiến độ giải ngân vốn, các cơ quan, địa phương, đơn vị cần triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình theo kế hoạch. Đồng thời chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động triển khai, xây dựng nhật ký thi công tại các dự án đầu tư để có cơ sở đánh giá hằng ngày, đảm bảo quá trình triển đạt hiệu quả tốt nhất.

Chỗ nào còn vướng mắc, cần tham mưu UBND tỉnh để có báo cáo đề nghị Trung ương hướng dẫn, tạo điều kiện sớm hoàn thành các dự án đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.