Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam lần đầu tổ chức Lễ hội ớt A Riêu

T.Nhân - H.Trường - 22:55, 13/08/2024

Lễ hội ớt A Riêu huyện Đông Giang (Quảng Nam) lần thứ Nhất - năm 2024 diễn ra vào các ngày 15 và 16/8, tại Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang. Sự kiện hứa hẹn sẽ đem đến người dân và du khách nhiều trải nghiệm độc đáo, cùng chung tay phát triển cây ớt A Riêu.

Lễ hội ớt A Riêu lần đầu tiên được tổ chức tại Đông Giang (Quảng Nam) từ 15-16/8.
Lễ hội ớt A Riêu lần đầu tiên được tổ chức tại Đông Giang (Quảng Nam) từ ngày 15 - 16/8

Đông Giang được biết đến là “thủ phủ” của cây ớt A Riêu, được trồng nhiều nhất ở các xã Mà Cooih và A Sờ. Trong những năm qua, từ cây dại mọc trên rừng, ớt A Riêu đã giúp nhiều bà con đồng bào Cơ Tu cải thiện kinh tế, giảm nghèo.

Để nhân rộng mô hình này, Đông Giang nói riêng và tỉnh Quảng Nam đã dành nhiều chính sách, sự hỗ trợ về cây giống cũng như kỹ thuật giúp cho các hộ dân từng bước mở rộng diện tích. Với giá bán ớt tươi hiện nay, khoảng 200.000 - 300.000 đồng/kg, nhiều hộ dân kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Ông Đỗ Hữu Tùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, cho biết: Việc tổ chức Lễ hội ớt A Riêu nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch và sản phẩm ớt A Riêu gắn với phát triển cây dược liệu và du lịch sinh thái đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Kích cầu điểm đến du lịch sinh thái Cổng Trời gắn với phát triển sản phẩm ớt A Riêu, tạo điều kiện kết nối Tour tuyến du lịch trong thời gian tới.

Từ cây mọc dại ở rừng núi, ớt A Riêu hiện là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Nam.
Từ cây mọc dại ở rừng núi, ớt A Riêu hiện là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Nam

“Lễ hội còn nhằm vận động các hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình tham gia kết nối, giới thiệu sản phẩm nông sản địa phương, đặc biệt là ớt A Riêu, sản vật của núi rừng Đông Giang. Kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp cận thông tin, tiếp cận công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp”, ông Tùng cho biết thêm.

Các hoạt động văn hóa tại Lễ hội bao gồm: Triển lãm ảnh sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP; trưng bày ẩm thực, thi thuyết trình quảng bá giới thiệu món ăn truyền thống đặc trưng và sản phẩm ớt A Riêu; thi múa trống chiêng hòa cùng lửa thiêng.

Lễ hội nhắm gắn kết những người trồng nông sản, trong đó chú trọng tìm đầu ra cho ớt A Riêu.
Lễ hội nhắm gắn kết những người trồng nông sản, trong đó chú trọng tìm đầu ra cho ớt A Riêu

Bên cạnh đó, Đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các xã, thị trấn và Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang sẽ diễu hành, rước vật thiêng (ớt A Riêu) từ cổng chính lên đến khu vực Quảng trường Sông Ngân (nằm trong khu du lịch).

Ngoài ra, huyện Đông Giang còn tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian tại Lễ hội như môn việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh Cổng Trời”, bơi lội, bắn ná, thi ăn ớt A Riêu cùng với mỳ Quảng.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.