Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư năm 2023

T.Nhân - 10:50, 14/03/2023

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn đề nghị UBND các huyện: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn và các sở, ban, ngành có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư năm 2023 theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh.

Các địa phương của tỉnh Quảng Nam ưu tiên nguồn lực xây dựng nhiều khu tái định cư tập trung để di dời dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
Các địa phương của tỉnh Quảng Nam ưu tiên nguồn lực xây dựng nhiều khu tái định cư tập trung để di dời dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam, trong năm 2022, các địa phương đã giải ngân hỗ trợ hộ sắp xếp, ổn định dân cư với tổng kinh phí hơn 40,6 tỷ đồng, đạt 66,30% so với tổng vốn tỉnh giao (61,3 đồng). Nhìn chung, các địa phương đã triển khai công tác sắp xếp, ổn định dân cư theo Nghị quyết 23 đảm bảo theo mục tiêu và kinh phí giao.

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 23, bảo đảm giải ngân 100% kế hoạch năm 2023, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện miền núi và các sở, ban, ngành liên quan khẩn trương rà soát, phân bổ vốn cho UBND các xã. Đồng thời chỉ đạo UBND các xã khẩn trương xây dựng phương án thực hiện bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng quy định, trong đó ưu tiên cho đối tượng hộ vùng thiên tai; sớm trình UBND huyện phê duyệt để có cơ sở tổ chức thực hiện; đồng thời gửi Quyết định phê duyệt phương án về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp.

Thời gian qua, tỉnh Quảng nam đã đầu tư, xây dựng nhiều khu tái định cư an toàn, kiên cố giúp người dân miền núi ổn định cuộc sống
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư, xây dựng nhiều khu tái định cư an toàn, kiên cố giúp người dân miền núi ổn định cuộc sống

Căn cứ tình hình, điều kiện thực tế tại địa phương, có giải pháp cụ thể để thực hiện hoàn thành kế hoạch, bảo đảm giải ngân 100% vốn kế hoạch năm 2023 đã được giao (kể cả vốn năm 2022 chuyển sang). Chỉ đạo UBND các xã liên quan rà soát quỹ đất trên địa bàn, ưu tiên bố trí đất ở cho các hộ thực hiện công tác sắp sắp, ổn định dân cư; đồng thời chỉ đạo các phòng chức năng của huyện phối hợp với UBND các xã trong thực hiện việc rà soát quỹ đất, lựa chọn địa điểm bố trí tái định cư, nhất là các điểm bố trí tập trung nhằm bảo đảm an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ sạt lở đất khi mưa lũ xảy ra.

Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; các cơ chế, chính sách khác để đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác sắp xếp dân cư.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc UBND cấp xã có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện; nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc (nếu có) ở cơ sở, chủ động giải quyết theo thẩm quyền và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, giải quyết đối với các nội dung vượt thẩm quyền.

Phối hợp với các cơ quan Mặt trận, đoàn thể ở địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân và kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Thực hiện nghiêm việc báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện đảm bảo chính xác, kịp thời theo yêu cầu tại Quyết định số 2405/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.