Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

T.Nhân-H.Trường - 08:39, 28/03/2024

Với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, sở ngành ở Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp nhằm đẩy mạnh công tác xoá nhà tạm, nhà bán kiên cố cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ dân gặp khó khăn có được căn nhà ở ổn định, an toàn.

Trong thời gian qua, hàng trăm hộ dân khó khăn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam được hỗ trợ xây dựng nhà mới
Trong thời gian qua, hàng trăm hộ dân khó khăn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam được hỗ trợ xây dựng nhà mới

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho những hộ nghèo và gia đình chính sách là chủ trương lớn của tỉnh Quảng Nam trong những năm vừa qua. Ngoài nguồn lực từ Các Chương trình mục tiêu quốc gia, các cấp, sở, ngành tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều cuộc vận động gây quỹ nhằm xoá nhà tạm, bán kiên cố cho hàng ngàn người là các trường hợp khó khăn về nhà ở.

Cụ thể, các địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi đã lồng ghép nhiều nguồn vốn để hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà cho các hộ gia đình khó khăn. Các huyện miền núi cũng đã bố trí vốn và ban hành kế hoạch để đẩy nhanh việc xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo và gia đình chính sách.

 Bên cạnh đó, các hội, đoàn thể cũng thực hiện tốt vai trò của mình trong việc vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để xây nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương, hỗ trợ sửa chữa nhà cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Nhằm cụ thể hóa công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo và gia đình chính sách, mới đây Ban vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Nam Giang đã tổ chức phát động ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn giai đoạn 2023 – 2025.

 Ngay sau lễ phát động, huyện Nam Giang đã có hơn 100 doanh nghiệp, nhà hảo tâm và hàng ngàn cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang ủng hộ hơn 1,7 tỷ đồng vào quỹ xóa nhà ở tạm, nhà dột nát huyện Nam Giang giai đoạn 2023-2025. Trong thời gian qua, Nam Giang đã hỗ trợ xây dựng và đưa vào sử dụng 243 nhà (trong đó 226 nhà xây mới, 17 nhà sửa chữa) với tổng kinh phí 9,35 tỷ đồng.

Các chương trình, chính sách về hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà cho hộ khó khăn, gia đình chính sách được các cấp, sở, ngành đẩy mạnh triển khai trong thời gian qua
Các chương trình, chính sách về hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà cho hộ khó khăn, gia đình chính sách được các cấp, sở, ngành đẩy mạnh triển khai trong thời gian qua

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, ông Ka Phu Biêu, thôn Cà Lai, xã Cà Dy (Nam Giang) nhận được 40 triệu nhà để làm nhà mới. Với hộ gia đình chính sách khó khăn như ông Biêu, đây là số tiền lớn nhưng cũng không đủ để xây ngôi nhà kiên cố. Vậy là chính quyền địa phương đã vận động các tổ chức xã hội hỗ trợ thêm kinh phí, nhân công xây dựng thì dân làng giúp đỡ. 

“Đến bây giờ, mình vẫn chưa tin được, có một ngày được ở trong căn nhà đẹp như vậy. Tất cả là nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, các mạnh thường quân và bà con giúp đỡ. Bây giờ có nhà đẹp để ở ổn định rồi, mình sẽ tập trung làm ăn để phát triển kinh tế”, ông Biêu vui mừng nói.

Tại huyện Đại Lộc, thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau giai đoạn 2021-2025”, trên địa bàn huyện, nhiều mô hình giảm nghèo thiết thực, hiệu quả. 

Ông Đặng Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc chia sẻ: Công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát được các cấp, các ngành, hội - đoàn thể chính trị - xã hội đặc biệt chú trọng. Từ nguồn vận động Quỹ vì người nghèo, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ xây dựng 73 nhà cho hộ nghèo năm 2022, với số tiền 2,9 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 39 nhà trong năm 2023 với tổng số tiền 1,9 tỷ đồng.

Nhu cầu xoá nhà tạm ở Quảng Nam, nhất là ở các huyện miền núi còn rất lớn
Nhu cầu xoá nhà tạm ở Quảng Nam, nhất là ở các huyện miền núi còn rất lớn

Đến bây giờ, chị Bùi Thị Lệ, xã Đại Đồng (Đại Lộc) vẫn chưa hết vui mừng khi được dọn về nhà mới kiên cố. Gia đình chị là một trong những hộ khó khăn ở thôn Lập Thuận. Chồng mất, một thân chị vất vả nuôi các con ăn học, việc có một ngôi nhà mới đối với chị trước đây chỉ là trong giấc mơ. 

Thấu hiểu được điều đó, Uỷ ban MTTQ xã Đại Hồng đã vận động các tổ chức, mạnh thường quân hỗ trợ 70 triệu động xây dựng nhà Đại đoàn kết, giúp chị có chỗ trú nắng mưa. Chị Lệ cho hay: Từ số tiền được hỗ trợ, gia đình vay mượn thêm để xây dựng căn nhà với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng. Mẹ con chúng tôi vui lắm, xin cảm ơn các cấp cùng các nhà hỗ tâm đã giúp đỡ.

Trong khi đó, huyện Tây Giang cũng bố trí kinh phí hơn 10,5 tỷ đồng để triển khai xóa nhà tạm không bảo đảm tiêu chí “3 cứng”, cho 192 trường hợp là các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách trong giai đoạn 2023 - 2025.

 Ông Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết: Trong năm 2024, huyện sẽ triển khai thực hiện chính sách xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát (xây mới 74 nhà, sửa chữa 15 nhà); 103 trường hợp còn lại (xây mới 86 nhà, sửa chữa 17 nhà) sẽ được thực hiện trong năm 2025. Ngoài ra, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện và các hội, đoàn thể luôn tăng cường công tác vận động hỗ trợ giúp đỡ các hộ gặp khó khăn về nhà ở.

Theo ông Lê Thái Bình, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam, “Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân được Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp triển khai đồng bộ và hiệu quả. Các cấp, ngành ở địa phương rất quan tâm đến vấn đề hỗ trợ về nhà ở, sữa chữa nhà ở kiên cố cho người dân. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh thường xuyên có những cuộc vận động các cấp, ngành, cũng như các nhà hảo tâm đóng góp để xây mới, sửa chữa nhà cho các hộ dân khó khăn.

Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương để tập trung xoá nhà tạm, nhà bán kiên cố cho người dân, nhất là các hộ khó khăn, hộ nghèo và gia đình chính sách trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã vận động hỗ trợ xây mới và sửa chữa gần 400 ngôi nhà với số tiền hơn 13 tỉ đồng.

 “Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024 này, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng Quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà đại đoàn kết, tặng quà cho các gia đình chính sách, người nghèo vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội...”, ông Bình chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.