Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Gấp rút triển khai dự án đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn

T.Nhân - 17:24, 06/11/2023

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam tập trung triển khai “Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn”. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc. UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan gấp rút triển khai dự án đảm bảo đúng tiến độ.

Trạm Y tế xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, một trong 23 trạm y tế thuộc diện xây mới của dự án Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn của tỉnh Quảng Nam
Trạm Y tế xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, một trong 23 trạm y tế thuộc diện xây mới của dự án Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn của tỉnh Quảng Nam

UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất xây mới 23 trạm y tế và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng 14 trạm y tế thuộc 11 huyện (Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, Hiệp Đức, Phước Sơn, Núi Thành, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang) sau nhiều cuộc khảo sát thực tế.

Chủ đầu tư cũng đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt. Chủ đầu tư đang tiến hành lựa chọn nhà thầu khảo sát địa chất (qua mạng). Dự kiến, việc khảo sát này sẽ hoàn thành vào đầu tháng 12/2023.

Trở ngại lớn nhất hiện tại vẫn là chuyện thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng và san nền. Theo chủ đầu tư, 7/11 huyện đã có trích đo địa chính cho xây dựng hay sửa chữa các trạm y tế, trừ Đông Giang, Nam Giang, Tiên Phước và Bắc Trà My vẫn đang vướng mắc.

Theo bà Phan Thị Hà - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, chủ đầu tư đã rà soát quy mô, cơ cấu lại chi phí đầu tư dự án không vượt tổng nguồn vốn của trung ương (phần xây lắp, thiết bị trước thuế, dự phòng không vượt quá 151,1 tỷ đồng). “Ban sẽ trình UBND tỉnh, các sở trước ngày 10/11, đề nghị cấp trên sớm trình HĐND tỉnh thống nhất quy mô đầu tư để có cơ sở thẩm định phê duyệt dự án”, bà Hà cho biết thêm.

Cũng theo bà Phan Thị Hà, sau khi được UBND tỉnh thống nhất danh mục đầu tư, chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch, theo từng mốc thời gian cụ thể: trong tháng 11/2023 lựa chọn nhà thầu khảo sát địa chất và hoàn thành công tác này vào 30/11; ngày 30/11 hoàn thành công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dự án sẽ được trình phê duyệt đầu tháng 12 và hoàn thành phê duyệt dự án vào 30/12/2023. Quý I/2024 sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu thiết kế, triển khai phê duyệt thiết kế, bản vẽ thi công, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, triển khai đấu thầu vào quý II/2024. Sẽ hoàn thành lựa chọn nhà thầu xây lắp và chính thức triển khai thi công vào cuối quý II/2024.

Không phải gặp sức ép hoàn thành dự án và giải ngân chỉ trong một năm như các dự án y tế thuộc Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, dự án này thuộc nhóm B, tổng vốn đầu tư khoảng 180 tỷ đồng (đã được chủ đầu tư chốt hơn 175 tỷ đồng theo thực tế) từ vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được thực hiện từ 2019 – 2025. Tuy nhiên, khá nhiều vướng mắc đã khiến 4 năm qua, dự án chưa thể triển khai như dự kiến.

Với quyết tâm tháo gỡ các khó khăn, gấp rút triển khai các dự án theo đúng tiến độ, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư hoàn chỉnh danh mục, quy mô đầu tư hiệu quả, phù hợp thực tế, tránh lãng phí, tuân thủ các quy chuẩn chuyên ngành y tế. “Cộng lực giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án theo thẩm quyền, chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có) vượt thẩm quyền”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.