Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Đồng bào miền núi tuân thủ quy định “đã uống rượu bia không lái xe”...

Tiêu Dao - 08:15, 09/04/2023

Trong đợt cao điểm xử lý lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn, qua công tác kiểm tra ở một số địa bàn vùng núi tỉnh Quảng Nam, một chuyển biến rất tích cực là, nhìn chung, đồng bào DTTS đã từ bỏ thói quen uống rượu, chấp hành tốt quy định “đã uống rượu bia không lái xe”...

Người dân các huyện miền núi Quảng Nam tuân thủ tốt quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Người dân các huyện miền núi Quảng Nam tuân thủ tốt quy định khi tham gia giao thông

Từng phải nằm viện điều trị 3 tháng do gãy xương, đa chấn thương vì ngã xe sau khi uống rượu, A Lăng Viên, dân tộc Cơ Tu, xã A Tiêng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) thấu hiểu nhất tác hại của việc uống rượu bia nhưng vẫn lái xe.

“Tôi bị gãy tay và chấn thương nhiều chỗ, không làm việc để nuôi gia đình được, còn phải tốn nhiều tiền để mua thuốc và chữa trị vết thương. Bây giờ Chính phủ có quy định cấm lái xe khi đã uống rượu, nếu vi phạm sẽ phạt, tôi thấy đúng lắm!”, A Lăng Viên cho biết.

Chị A Rất Thị Quynh (thị trấn P’Rao, huyện Đông Giang) cho hay, từ ngày có quy định cấm uống rượu bia khi lái xe máy, xe ô tô, chị đã thấy những người đàn ông ở làng chị không còn say sưa rượu chè, chí thú làm ăn và tuân thủ pháp luật về giao thông hơn. Dù biết không mấy dễ dàng, bởi từ lâu đã quen cái “văn hóa rượu” của đồng bào mình, song vì sự an toàn khi tham gia giao thông, cánh đàn ông ở đây ai nấy đều bày tỏ sự đồng tình và quyết tâm hưởng ứng. Nhiều chị em khác trong làng vui lắm, ai cũng đồng tình hưởng ứng vì đồng bào vùng cao thường hay uống rượu.

Địa bàn các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang... có đông đồng bào Cơ Tu sinh sống. Nơi đây có những tuyến đường như Đường Hồ Chí Minh, 2 tuyến Quốc lộ 14B, 14D đi qua cùng các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên thôn liên xã. Theo phân cấp, Đội Cảnh sát Giao thông (CSGT) số 2 Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam phụ trách các tuyến trên. 

Để bảo đảm hiệu quả tuần tra kiểm soát, Công an tỉnh phân công, phân cấp cho lực lượng Công an các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang phối hợp thực thi công vụ trên các tuyến đường. Việc triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019 của Chính phủ rất hiệu quả, đã tác động làm thay đổi hành vi của người dân trong sử dụng rượu, bia khi lái xe, góp phần giảm sâu tai nạn giao thông có liên quan rượu bia trong nhiều năm qua.

Công an Quảng Nam ra quân bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Công an Quảng Nam ra quân bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Theo ghi nhận của lực lượng Công an, hầu hết người dân các huyện miền núi Quảng Nam, Thừa Thiên Huế khi tham gia giao thông, cơ bản đều chấp hành tốt các quy định của luật giao thông đường bộ, phối hợp tốt với tổ công tác trong việc kiểm tra nồng độ cồn và ma túy. 

Đại úy Phan Văn Giang, Phụ trách Đội CSGT - Trật tự cơ động Công an huyện Nam Giang (Quảng Nam), chia sẻ: Quá trình làm nhiệm vụ của lực lượng vẫn ghi nhận một số trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tuần tra, kiểm soát, không ít lần lực lượng làm nhiệm vụ gặp phải những trường hợp do sử dụng rượu bia nhiều, mất kiểm soát dẫn đến tình trạng tranh cãi, đôi co với các chiến sĩ làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, thay vì cứng nhắc trong việc xử phạt vi phạm, với nhiều trường hợp, anh em  làm nhiệm vụ đã nhắc nhở, tuyên truyền về quy định không uống rượu say khi lái xe, đồng thời yêu cầu người dân ký vào cam kết không sử dụng rượu bia khi lái xe. Bên cạnh giải pháp giáo dục,  đơn vị cũng xử phạt một số trường hợp nghiêm khắc và thông tin đó được truyền tải đến tất cả người dân ở thôn bản để giúp họ thay đổi hành vi.

Theo đại úy Phan Văn Giang, việc thực thi trong thực tế không hề dễ dàng, nhất là đối với đồng bào DTTS ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa bởi những thách thức về tập tục, văn hóa của bà con. Quan trọng nhất là việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật ATGT cho đồng bào. Trong đó, giáo dục là cốt lõi. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền tác hại của việc có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Cách thức, công cụ, nội dung tuyên truyền phải phù hợp với phong tục, tập quán, thói quen, lối sống của đồng bào dân tộc.

“Sau một thời gian thực hiện tuần tra kiểm soát và tuyên truyền, giáo dục, chúng tôi nhận thấy bước đầu bà con Nhân dân trên địa bàn có ý thức chấp hành tốt hơn. Tỷ lệ người vi phạm, đặc biệt là vi phạm trong việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích giảm nhiều!”, Đại úy Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.