Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề “Hot” ở Quảng Nam

Thành Nhân - 11:01, 05/04/2023

Được Nhà nước hỗ trợ cây giống, kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm và hỗ trợ khi rừng trồng bị hư hại do thiên tai, nghề trồng rừng hiện đang trở thành nghề “Hot” với người dân ở Quảng Nam.

Trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Nam đang phát triển theo chiều hướng tích cực.
Trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Nam đang phát triển theo chiều hướng tích cực

Người dân thay đổi tư duy sản xuất

Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần tùy theo tuổi khai thác và đường kính cây. Năng suất bình quân của rừng trồng từ 70 - 75 m3/ha/chu kỳ 5 năm. Trong khi đó, với chu kỳ rừng trồng gỗ lớn từ 10 - 12 năm, sản lượng bình quân có thể lên tới 250 m3/ha, lợi nhuận tăng khoảng 18 - 25 triệu đồng/ha/năm.

"Tỉnh sẽ kêu gọi các doanh nghiệp đi tiên phong làm nòng cốt cùng với chính quyền và người trồng rừng xây dựng chuỗi sản xuất lâm nghiệp quy mô lớn. Tỉnh Quảng Nam sẽ có một chiến lược phát triển rừng gỗ lớn để phục vụ cho chế biến lâm nghiệp xuất khẩu”.


Ông Lê Trí ThanhChủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Trước hiệu quả của rừng gỗ lớn, nhiều hộ dân đã thay đổi tư duy sản xuất. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Đình Mỹ - xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn là một trong những người tiên phong trồng rừng gỗ lớn. Theo ông Mỹ, việc chăm sóc thực bì cho cây gỗ lớn không tốn nhiều công, không phải bỏ vốn tái đầu tư. Ngoài ra, trong thời gian chờ thu hoạch gỗ vẫn có thể tỉa thưa bớt cây nhỏ để bán. Như vậy người dân có thể lấy ngắn nuôi dài, không sợ thiếu vốn.

Hay như ở thôn 1, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, nhiều hộ người Xơ Đăng đã chuyển đổi từ trồng keo sang trồng rừng gỗ lớn. Ông Hồ Văn Hên là 1 trong số 15 hộ tiên phong trồng thí điểm cây dổi xanh. Sau 7 năm, 1 ha rừng dổi đã phát triển tốt, có cây cao hơn 5 m. Theo ông Hên, dổi xanh có giá trị kinh tế cao, ngoài ra 1 kg hạt dổi khô hiện được bán với giá từ 1,5 - 2 triệu đồng. “Năm nay, cây dổi ra hạt, mình sẽ thu hạt, ươm giống để tăng thêm diện tích”, ông Hên chia sẻ.

Mạnh dạn trồng rừng gỗ lớn

Để thúc đẩy phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tỉnh Quảng Nam đã đã ban hành kế hoạch hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn theo Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ với kinh phí gần 600 tỷ đồng.

Diện tích rừng gỗ lớn ở Quảng Nam ngày càng được mở rộng.
Diện tích rừng gỗ lớn ở Quảng Nam ngày càng được mở rộng.

Ông Nguyễn Hồng Vương - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bắc Trà My cho hay: Mục tiêu của huyện trồng 1.000 ha rừng gỗ lớn tại các khu vực đầu nguồn nước, khu dân cư sinh sống dưới chân đồi trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện, với các loài cây bản địa như lim xanh, dổi... với tổng kinh phí hơn 96,5 tỷ đồng.

Tương tự, huyện Nam Giang cũng là một trong những địa phương xác định trồng rừng gỗ lớn là mục tiêu chiến lược trong phát triển lâm nghiệp miền núi. Theo đó, từ năm 2022, UBND huyện đã ban hành kế hoạch hỗ trợ người dân trồng rừng gỗ lớn, bảo đảm theo chủ trương của tỉnh.

Theo ông Hồ Viết Căn - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nam Giang, năm 2022, ngoài cấp kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng cho các xã, thị trấn (380 triệu đồng/xã), địa phương huy động nguồn vốn, lồng ghép triển khai hỗ trợ người dân trồng rừng gỗ lớn nhằm đa dạng mục tiêu và hiệu quả phát triển lâm nghiệp bền vững, giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, tổng diện tích trồng rừng gỗ lớn của Nam Giang đạt khoảng 669 ha.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.