Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

T.Nhân-H.Trường - 06:46, 10/12/2023

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.

Nghề đan lát ở Quảng Nam đang được gìn giữ và phát triển
Nghề đan lát ở Quảng Nam đang được gìn giữ và phát triển

Theo đó, năm 2023 toàn tỉnh có Quảng Nam có 6 nghề được công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống. Trong đó, Hội An có 3 nghề được công nhận gồm đan võng ngô đồng (xã Tân Hiệp), tre dừa (xã Cẩm Thanh) và trồng quật (xã Cẩm Hà); Đông Giang có 2 nghề đan lát ở thôn Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn) và thôn ARéh Đhrồng (xã Tà Lu); TP.Tam Kỳ có nghề hến ở thôn Tân Phú (xã Tam Phú).

Ngoài được cấp Bằng công nhận nghề truyền thống, 6 nghề này còn được nhận tiền thưởng theo quy định tại khoản 1, Điều 12, Quyết định số 43/2022/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh.

Nghề trồng quất Cẩm Hà được công nhận là nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam
Nghề trồng quất Cẩm Hà được công nhận là nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Mức tiền hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 – 2025.

Việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống góp phần khôi phục, bảo tồn và phát triển được nhiều nghề truyền thống và phát triển các nghề mới. Các làng nghề ngoài tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, còn giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn gìn giữ không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hoá truyền thống và có tiềm năng lớn phát triển du lịch.

Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang phát huy vai trò quan trọng tham gia việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Người có uy tín trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện thành công Chương trình.