Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Bình: Tăng cường các biện pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo ở đồng bào Chứt sau số liệu điều tra 53 DTTS

Phạm Tiến - 10:30, 17/10/2024

Theo số liệu điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 công bố, “dân tộc Chứt có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên đến 89,3%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 60,6%”. Sau 5 năm thực hiện nhiều giải pháp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong cộng đồng đồng bào Chứt ở tỉnh Quảng Bình đã giảm sâu.

Đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình chiếm đến 85% người Chứt cả nước.

Tăng cường nguồn lực đầu tư để giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đồng bào dân tộc Chứt ở nước ta sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (85%) và một phần sinh sống ở các tỉnh Hà Tĩnh, Đăk Lăk và Lâm Đồng. Theo số liệu điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế -xã hội 53 DTTS năm 2019 công bố, dân số dân tộc Chứt có 7.513 người (thuộc nhóm là 1 trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù ở nước ta). 

Do điều kiện tự nhiên, cũng như tính đặc thù nơi cư trú nên đồng bào Chứt ở Quảng Bình còn có nhiều khó khăn. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong đồng bào Chứt còn rất cao, chiếm 89,3% (số liệu điều tra 53 DTTS năm 2019). Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chứt sinh sống phát triển còn chậm, chất lượng cuộc sống chưa cao.

Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đặc thù kịp thời hỗ trợ để đồng bào Chứt phát triển toàn diện. Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Bình cũng triển khai nhiều biện pháp như: Hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ sinh kế… đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ kịp thời cho đồng bào Chứt vươn lên mạnh mẽ.

Đồng bào Chứt ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vui vẻ phấn khởi khi được đi trên con đường bê tông sạch sẽ
Đồng bào Chứt ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vui vẻ phấn khởi khi được đi trên con đường bê tông sạch sẽ

Cụ thể, thực hiện Chương trình 135 về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn ở Quảng Bình, đã có 15.084 hộ đồng bào Chứt được hỗ trợ phát triển sản xuất, với tổng số vốn thực hiện hơn 10 tỷ đồng. Cùng với đó, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng đã đầu tư 67 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh đồng bào Chứt ở Quảng Bình.

Cùng với các chính sách mà Đảng và Nhà nước đã triển khai, UBND tỉnh Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp để hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng đồng bào Chứt. Trong đó, các địa phương tập trung giải quyết những khó khăn cấp bách nhất của đồng bào Chứt về nhà ở, nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất…

 Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền trong tỉnh cũng lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững để đẩy mạnh công tác giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng đồng bào Chứt. Đặc biệt, các dự án, nội dung như nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt chăn nuôi cho đồng bào Chứt cũng được chú trọng. 

Giai đoạn 2019-2021, tỉnh Quảng Bình đã mở được 48 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với 1.618 người Chứt tham gia. Trong đó, tập huấn về chăn nuôi 31 lớp cho 696 người, trồng trọt 14 lớp với 600 người và 03 lớp tập huấn về khuyến lâm cho 150 người tham gia.

Song song là các địa phương triển khai hiệu quả việc tập huấn, các chính sách hỗ trợ phổ biến nhân rộng mô hình sinh kế. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng đồng bào Chứt đã giảm xuống, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào đã được nâng lên. Cùng với đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào Chứt sinh sống đã được cải thiện đáng kể.

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc để giảm nghèo bền vững

Đặc biệt, cuối năm 2019, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành đề án “Bảo vệ và phát triển dân tộc Chứt theo hướng bình đẳng và đồng đều giữa các dân tộc giai đoạn 2020 - 2030”. Đây là cơ hội để đồng bào Chứt ở Quảng Bình vươn lên thoát nghèo, phát triển toàn diện.

Việc triển khai Đề án “Bảo vệ và phát triển dân tộc Chứt theo hướng bình đẳng và đồng đều giữa các dân tộc giai đoạn 2020 - 2030”, với nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là những mô hình sinh kế phù hợp, thiết thực đã tạo cơ hội để đồng bào Chứt ở Quảng Bình vươn lên thoát nghèo.
Việc triển khai Đề án “Bảo vệ và phát triển dân tộc Chứt theo hướng bình đẳng và đồng đều giữa các dân tộc giai đoạn 2020 - 2030”, với nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là những mô hình sinh kế phù hợp, thiết thực đã tạo cơ hội để đồng bào Chứt ở Quảng Bình vươn lên thoát nghèo.

Để triển khai có hiệu quả Đề án, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các địa phương vùng có đồng bào Chứt sinh sống, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, công tác dân tộc. Trong đó, tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng cán bộ công tác tại các địa phương có đồng bào Chứt sinh sống. Từ đó, nâng cao hiệu quả lãnh, chỉ đạo trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từng bước nâng cao chất lược cuộc sống cho đồng bào Chứt ở địa phương.

Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát việc thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chương trình 135 đã được triển khai có hiệu quả ở 42 xã đặc biệt khó khăn; giải ngân đúng hạn 62.559 triệu đồng cho 22 thôn bản đặc biệt khó khăn, trong đó vốn đầu tư phát triển 44.462 triệu đồng, vốn sự nghiệp 18.097 triệu đồng. Đối với nguồn vốn 82.577 triệu đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất vùng đồng bào DTTS cũng được triển khai có hiệu quả. 

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Bình còn ban hành chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho 2.213 hộ đồng bào Chứt. Việc triển khai các dự án sắp xếp ổn định dân cư cho hộ DTTS ở các bản ở xã Trọng Hóa, Dân Hóa cũng được triển khai đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cũng chỉ đạo các huyện, tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án tập trung thực hiện các nội dung, hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Qua đó, một số hủ tục tồn tại trong cộng đồng đồng bào Chứt từng bước được xóa bỏ. Đồng bào Chứt ở Quảng Bình từng bước hình thành lối sống văn minh hiện đại. 

Từ sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Quảng Bình trong việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, đã tạo ra động lực lớn để đồng bào Chứt vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt.

Dự án lúa nước sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đang tạo ra cơ hội cho đồng bào Chứt ở bản Lòm, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa chủ động được lương thực
Dự án lúa nước sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đang tạo ra cơ hội cho đồng bào Chứt ở bản Lòm, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa chủ động được lương thực

Đặc biệt, khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được triển khai, đã từng bước giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS, tạo ra động lực lớn để đồng bào Chứt vươn lên phát triển toàn diện. Nhiều công trình như trường học ở bản Ôốc (xã Dân Hóa), công trình lúa nước ở bản Lòm (xã Trọng Hóa)…, đã được triển khai. 

Đáng chú ý, nhiều mô hình sinh kế cụ thể, thiết thực được triển khai, như hỗ trợ lợn giống, dê giống cho đồng bào Chứt ở huyện Minh Hóa chăn nuôi thoát nghèo…, được bà con đồng thuận và tích cực lao động sản xuất nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sau 5 năm, kể từ số liệu điều tra thu thập về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS lần thứ II, năm 2019 được công bố. Đến nay, bằng nhiều chương trình chính sách dân tộc được thiết kế phù hợp với thực tiễn đời sống của từng vùng, miền, đặc thù dân tộc của Đảng và Nhà nước, cộng đồng đồng bào Chứt ở Quảng Bình đã có những bước tiến vượt bậc. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Chứt ở Quảng Bình đã giảm sâu. 

Nếu tại thời điểm 2019, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở đồng bào Chút còn chiếm 89,3%, thì đến nay con số này chỉ còn xấp xỉ 30%. Cùng với đó, nhiều chỉ số liên quan đến chất lượng cuộc như tỷ lệ hộ đồng bào Chứt sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Thu nhập bình quân đầu người ở đồng bào Chứt, tỷ lệ hộ đồng bào Chút có nhà ở kiên cố…,đều đã được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.