Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển giao thông nông thôn, điểm sáng ở Lào Cai

Trọng Bảo - 11:54, 09/10/2024

Sáng 01/7, cùng với cả nước tỉnh Lào Cai đã ra quân thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024. Theo đó, đến ngày 9/8, Lào Cai hoàn thành điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Cuộc điều tra đã cho thấy những điểm sáng tích cực trong bức tranh kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bản tỉnh; trong đó có việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.

Trong giai đoạn 2021-2024, hạ tầng giao thông nông thôn ở Lào Cai có sự phát triển mạnh mẽ
Trong giai đoạn 2021-2024, hạ tầng giao thông nông thôn ở Lào Cai có sự phát triển mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Sáng 01/7, cùng với cả nước tỉnh Lào Cai đã ra quân thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024. 

Cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở, hôn nhân, y tế, giáo dục, điều kiện sống... để biên soạn các chỉ tiêu thống kê phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng DTTS giai đoạn 2026 - 2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về DTTS tại Việt Nam. Đối với công tác dân tộc, kết quả của cuộc điều tra là căn cứ để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 - 2030.

Theo đó, đến ngày 9/8, Lào Cai hoàn thành điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Cuộc điều tra đã cho thấy những điểm sáng tích cực trong bức tranh kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bản tỉnh; trong đó có việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.

Xác định giao thông có vai trò là “chìa khóa” để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS; ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các sở ban ngành, các địa phương khảo sát nhu cầu để xây dựng đề án phát triển giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

 Riêng với giao thông nông thôn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 22/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 về “Chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới”. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh Lào Cai đã xây dựng được gần 1000km đường giao thông nông thôn.

“Với đặc thù là tỉnh vùng cao, thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, thì nguồn lực hỗ trợ từ trung ương, nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia có vai trò rất quan trọng, góp phần giúp cho tỉnh Lào Cai củng cố, xây dựng hạ tầng giao thông, trong đó có hệ thống giao thông nông thôn”, ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lào Cai cho hay

Điển hình như Bát Xát, huyện 30a của tỉnh Lào Cai, những với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, lồng ghép các nguồn vốn của trung ương, địa phương, nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia… hạ tầng giao thông nông thôn của huyện Bát Xát đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, đã có khoảng 150km đường giao thông nông thôn được đầu tư mở mới, nâng cấp và bê tông hóa.

“Huyện đã chủ động phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn, từ đó các xã đã chủ động hơn trong việc lựa chọn các tuyến đường để đầu tư sao cho phù hợp nhất, cấp thiết nhất. Trong quá trình triển khai, huyện đã thành lập Tổ tư vấn hướng dẫn giúp các xã trong việc khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công… Nhờ đó, các công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đều bảo đảm kỹ, mỹ thuật”, ông Lưu Trung Thành, Phó phòng Kinh tế hạ tầng huyện Bát Xát thông tin.

Lào Cai lồng ghép các nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn
Lào Cai lồng ghép các nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn

Hạ tầng giao thông được coi là “chìa khóa” để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS; việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, đi lại của bà con Nhân dân. Là tỉnh vùng cao biên giới có điều kiện địa hình, địa chất khu vực chia cắt mạnh, đồi núi cao, vực sâu, thời tiết phức tạp, lại thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai…

 Chính vì vậy, để có được những thành tựu trong phát triển giao thông nói chung, giao thông nông thôn nói riêng, là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc của tỉnh trong việc hiến công sức, hiến đất để làm đường.

Trận mưa lũ lịch sử trong tháng 9 vừa qua do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh Lào Cai; trong đó có hệ thống giao thông nông thôn. Hàng trăm tuyến đường bị sụt lún, sạt lở, cuốn trôi… ước thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. 

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Thời gian qua, một số địa phương đã có báo cáo về Ban Dân tộc, về việc điều chuyển các nguồn vốn khó triển khai thực hiện sang đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, như trường học, thủy lợi, nước sinh hoạt; đặc biệt là các công trình giao thông. Với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình MTQG 1719, Ban Dân tộc tỉnh đã tổng hợp báo cáo UBND.

Mưa lũ gậy thiệt hại lớn về giao thông nông thôn ở Lào Cai
Cuộc điều tra thu thập thông tin vừa hoàn thành, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về giao thông nông thôn ở Lào Cai

Theo ông Nhẫn, hiện nay, cũng có những khó khăn, vướng mắc nhất định, ví dụ như đối với các công trình đang thi công do các tổ đội thực hiện mà chưa có nghiệm thu, đánh giá nhưng bị hư hỏng, vùi lấp do mưa lũ, thì cũng có khó khăn trong việc xác định khối lượng đã thi công, do việc ghi chép nhật ký thi công của các tổ đội này cũng không được bài bản như các đơn vị thi công chuyên nghiệp, rồi có thể sổ sách cũng bị mưa lũ cuốn trôi…

"Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có sự giám sát của cộng đồng nên chính thôn bản và cộng đồng sẽ họp đánh giá về khối lượng đã thi công đối với các công trình bị hư hỏng, vùi lấp. Từ đó, sẽ có căn cứ tiếp tục bổ sung vốn để hoàn thành đối với các công trình này”, ông Nhẫn nhấn mạnh.

Sau thiên tai, mưa lũ, Lào Cai đang tập trung mọi nguồn lực để khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất; trong đó, việc sớm khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được chú trọng. Tỉnh đang tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ và Văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải…

Đặc biệt, cùng với kết quả từ cuộc điều tra thu thập thông tin 53 DTTS vừa qua, cùng với việc đánh giá đúng thực trạng thiệt hại do trận mưa lũ lịch sử trong tháng 9, từ hoàn lưu bão số 3 gây ra, sẽ là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 - 2030", ông Nhẫn chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.