Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Bình: Những người dẫn dắt bản làng phát triển

Quỳnh Chi - Phương Chi - 00:20, 23/10/2019

Những năm qua, đời sống của đồng bào các DTTS ở Quảng Bình đã có thay đổi vượt bậc. Bộ mặt nhiều bản làng ngày càng khang trang, sạch đẹp. Các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào được bảo tồn và phát huy… Những thành tựu này có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.

Anh Hồ Văn Mừng, Trưởng bản, Người có uy tín ở bản Khe Khế.
Anh Hồ Văn Mừng, Trưởng bản, Người có uy tín ở bản Khe Khế.

Ông Hồ Nam là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản, Người có uy tín của bản Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Những năm qua, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với bản làng, ông Hồ Nam luôn gương mẫu tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào trong bản cùng thực hiện; tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của bản, vận động xóa bỏ tập tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhờ đó, bản Khe Ngang nhiều năm liền được UBND huyện công nhận đạt danh hiệu Bản văn hóa. Đời sống của người dân ngày một phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 5% năm; hiện nay bà con Bru-Vân Kiều ở bản Khe Ngang đã tự túc được phần lớn lương thực với 18ha lúa nước, 10ha các loại cây trồng hoa màu khác. Bản thân ông luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, làm kinh tế ở địa phương để người dân học làm theo.

Anh Hồ Văn Mừng, Trưởng bản, Người có uy tín ở bản Khe Khế, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy cũng là điển hình. Anh Mừng cho biết: Khe Khế là một trong những bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất của xã. Bản có 71 hộ chủ yếu là dân tộc Bru-Vân Kiều, thì hộ nghèo chiếm hơn 52%. Kinh tế của bà con chủ yếu phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, trình độ dân trí chưa cao, bà con chưa biết vận dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế… Thông qua các lớp tập huấn, đi thực tế tại các địa phương bạn, anh Hồ Nam đã học hỏi kinh nghiệm làm trước có hiệu quả, rồi từng bước vận động dân bản áp dụng làm theo.

Đến nay, nhận thức và việc làm của bà con trong phát triển kinh tế đã thay đổi nhiều. Đồng bào đã biết trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, trồng cây hoa màu và phát triển kinh tế rừng và tham gia bảo vệ rừng tự nhiên.

Ở bản Cáo, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, cộng đồng người Mã Liềng rất tín nhiệm bà Phạm Thị Lâm. Bao năm qua, trên cương vị là Trưởng bản, bà miệt mài cùng với Chi bộ, Ban Công tác Mặt trận thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực chăm lo phát triển sản xuất.

Từ sự tích cực tuyên truyền vận động của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín nên tư tưởng của bà con trong bản ổn định, luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kinh tế - xã hội có bước phát triển, đã xuất hiện một số mô hình hay, hiệu quả.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.