Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những tấm gương sáng ở cộng đồng, thôn bản

TRỌNG BẢO - 09:49, 01/10/2019

Là tỉnh vùng cao biên giới, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số; trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Lào Cai luôn là lực lượng nòng cốt có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiều người đã trở thành tấm gương sáng trong việc vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo.

Những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phối hợp cùng với cán bộ tuyên truyền vận động người dân đoàn kết xây dựng thôn bản ấm no
Những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phối hợp cùng với cán bộ tuyên truyền vận động người dân đoàn kết xây dựng thôn bản ấm no

Là thôn thuần nông với 100% dân tộc Giáy, trước đây, người dân ở thôn Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát chủ yếu trồng lúa, ngô là chính, dù không còn đói nhưng để làm giàu thì cũng rất khó. Cách đây hơn 10 năm, ông Vàng Văn Phủ, Người có uy tín của thôn đã mạnh dạn đào 2 ao nuôi cá. Thức ăn thì tận dụng từ chăn nuôi trong gia đình và phụ phẩm nông nghiệp. Kỹ thuật thì nhờ cán bộ khuyến nông của xã hướng dẫn và đọc thêm sách báo… Mô hình ao cá của gia đình ông đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, lúa.

Theo ông Phủ, với trách nhiệm là Người có uy tín trong thôn, muốn nói để bà con tin tưởng, thì bản thân mình phải tiên phong đi trước, làm trước. Bà con thấy được hiệu quả rồi thì sẽ học tập làm theo. Đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, ông Phủ sẵn sàng hỗ trợ để bà con có điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập. Đến nay, hàng chục hộ gia đình trong thôn được ông giúp về vốn, giống, kỹ thuật chăn nuôi cá, cho mượn trâu nuôi làm sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp… đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá, như hộ gia đình anh Vàng A Hòa, Vàng A Vùi…

Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Thời gian qua, với vai trò và uy tín của mình, Người có uy tín đã phát huy khả năng trong việc vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện nghĩa vụ công dân và chấp hành đúng các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, xây dựng nông thôn mới… Qua đó, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước; đồng thời, vận động Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các ngành và địa phương phát động.

Mô hình nuôi cá của gia đình ông Phủ được nhiều hộ dân trong thôn học tập và làm theo
Mô hình nuôi cá của gia đình ông Phủ được nhiều hộ dân trong thôn học tập và làm theo

Theo thống kê, giai đoạn 2014-2019, tỉnh Lào Cai đã có trên 8.000 Người có uy tín tại các thôn, bản. Riêng năm 2019, Lào Cai có 1.309 Người có uy tín. Để chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín, từ năm 2014-2018, tỉnh đã được đầu tư kinh phí hơn 12 tỷ đồng để thực hiện chế độ chính sách cho Người có uy tín trên địa bàn, như: Tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, thăm hỏi khi ốm đau, cấp Báo Lào Cai, Báo Dân tộc và Phát triển, tổ chức tham quan, tập huấn, cung cấp thông tin...

Trong giai đoạn 2014-2018, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã thu được những kết quả đáng khích lệ; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm nhanh, bình quân 5-6%/năm; đến hết năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 16,25%.

Có được kết quả này, bên cạnh sự hỗ trợ, đầu tư nguồn lực của Nhà nước, thì đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã thực sự được phát huy, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân; là nòng cốt trong việc hướng dẫn, động viên đồng bào phát huy nội lực, tích cực phát triển kinh tế và đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.