Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quả bông len - điểm nhấn trên trang phục nữ Dao đỏ

PV - 14:16, 16/07/2021

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao đỏ gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp cuốn chân. Để bộ trang phục thêm phần rực rỡ và ấn tượng hơn các cô gái người Dao đỏ đã đính những quả bông len màu đỏ, to tròn được được đặt liền kề nhau, chạy dọc từ vai đến thắt lưng. Những quả bông len này đã tạo ra nét đặc trưng riêng trên trang phục người phụ nữ. Đây cũng là điểm nổi bật để phân biệt người Dao đỏ với các nhóm Dao khác trong cộng đồng người Dao.

Phụ nữ Dao đỏ thôn Bản Lục, xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong trang phục truyền thống
Phụ nữ Dao đỏ thôn Bản Lục, xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong trang phục truyền thống

Ở mỗi vùng của bản người Dao lại có những phần trang trí quả bông và số lượng quả bông khác nhau tùy theo quan niệm. Trang phục của người phụ nữ ở xã Hùng Mỹ, Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) có 9 quả bông, kích cỡ lớn, thì ở xã Sơn Phú, huyện Na Hang có 11 quả bông, kích cỡ bé hơn. Trang phục người Dao ở Bạch Xa, xã Tân Thành, Minh Khương, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) chỉ có những tua rua màu đỏ quanh viền áo trước ngực.

Để làm ra những quả bông màu đỏ những người phụ nữ phải đến các chợ phiên ở vùng cao mua các sợi len nhiều màu. Quả bông lấy màu đỏ là màu chủ đạo, còn các màu khác như vàng, đen… được điểm vào các quả bông tạo cho quả bông thêm rực rỡ và đẹp mắt. Theo chị Phùng Thị Choáng, thôn Bản Lục, huyện Na Hang để làm ra quả bông len phải trải qua rất nhiều công đoạn tỷ mỷ, đòi hỏi những người có kinh nghiệm trong thêu thùa mới làm ra được quả bông chắc chắn và nở xòe.

Quả bông len trên trang phục của phụ nữ Dao đỏ luôn tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với người xung quanh, đặc biệt là các chàng trai đang tuổi kén vợ. Các cô gái người Dao đỏ mặc trang phục truyền thống khi đi hội, xuống chợ… như đem theo “mặt trời” đỏ rực bừng sáng cả không gian.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...