Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phục dựng tiếng đàn đá đại ngàn

PV - 10:51, 31/03/2021

Đàn đá là nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Loại nhạc cụ này đã khẳng định được giá trị vốn có, nhưng theo thời gian, đàn đá phai nhạt dần. Bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị loại nhạc cụ này đang là việc cấp bách.

Một buổi biểu diễn đàn đá tại huyện Khánh Sơn
Một buổi biểu diễn đàn đá tại huyện Khánh Sơn

Đồng bào Raglai ở Khánh Hòa sống tập trung ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Nói đến đàn đá, người ta thường nhắc đến Khánh Sơn, bởi nơi đây được xem là cái nôi của loại nhạc cụ này. Đàn đá là nhạc cụ thô sơ nhưng rất độc đáo, gắn với đời sống tinh thần của người Raglai.

Đàn đá được chế tác từ những thanh đá vô tri, trục vớt từ những con suối, núi đá giữa đại ngàn sông núi Tô Hạp. Qua những bàn tay khéo léo của người Raglai xưa, những thanh đá vô tri bỗng phát ra các thanh âm trong trẻo, trầm bổng, có hồn, có điệu… mà không loại nhạc cụ nào khác có được.

Đàn đá của đồng bào Raglai còn có thể hòa tấu với những loại nhạc cụ như: sáo ta cung, sáo đinh tút, sáo Tale piloi, kèn bầu, kèn Xarakhel…, cho ra những bản giao hưởng đặc sắc, đậm chất núi rừng. Nhưng, điều tuyệt diệu nhất của đàn đá là có thể độc tấu một cách hoàn chỉnh với nhiều âm điệu trầm bổng khác nhau.

Đàn đá Khánh Sơn được phát hiện từ năm 1977. Đến năm 1979, những thông tin về đàn đá Khánh Sơn được công bố rộng rãi trong và ngoài nước. Kể từ đó đến nay, đàn đá là biệu tượng văn hóa của đồng bào Raglai. Thông thường, những dàn đá được xếp dọc các con suối gần nương, rẫy tạo nên âm thanh vừa đuổi chim muông, thú rừng vừa góp phần làm thú vị cuộc sống buôn làng. Giá trị hơn, những bộ đàn đá được sử dụng biểu diễn trong các kỳ lễ hội, những ngày vui quan trọng của cộng đồng.

Theo thời gian và tập tục canh tác của đồng bào đã thay đổi nhiều, nên những dàn đàn đá dọc suối nương năm xưa dần mất dấu. Đến nay, người biết đánh đàn đá tại Khánh Sơn rất ít và người biết chọn đá để làm đàn lại càng hiếm hơn. Theo đại diện ngành văn hóa huyện Khánh Sơn, hiện toàn huyện chỉ có 2 bộ đàn đá dùng để biểu diễn. Số người biết đánh đàn đá cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để phục dựng lại văn hóa đàn đá, năm 2020, huyện Khánh Sơn đã khảo sát, phục dựng 3 hệ thống dàn đá nước giữ nương rẫy nguyên bản của người Raglai.

Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, cho biết việc khôi phục đàn đá Khánh Sơn là một trong nhiệm vụ chính của địa phương. Địa phương đã mời các nhạc sĩ, nghệ nhân am hiểu về đàn đá để thực hiện dự án khôi phục đàn đá Khánh Sơn.

“Đàn đá là nhạc cụ độc đáo, nếu được phục dựng, nó còn giúp đồng bào Raglai làm giàu bằng phát triển du lịch kết hợp văn hóa bản địa. Hiện chúng tôi đã kêu gọi doanh nghiệp và người dân tham gia mô hình này, ban đầu cho kết quả tốt. Hy vọng một ngày không xa, tiếng đàn đá lại ngân vang khắp núi rừng Khánh Sơn và lan tỏa đi khắp nơi”, ông Nhuận cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.