Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

T.Nhân - H.Trường - 16:40, 06/04/2025

Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp, ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.

Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Tp. Tuy Hòa vừa tổ chức Lễ phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025. Tại Lễ phát động, Chủ tịch UBND Tp. Tuy Hòa Cao Đình Huy đã kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài Thành phố, với trách nhiệm xã hội và tấm lòng nhân ái, chung tay ủng hộ chương trình, đóng góp tài chính, vật liệu xây dựng hoặc hỗ trợ ngày công để giúp các hộ khó khăn có được mái ấm kiên cố, an toàn.

Tỉnh Phú Yên huy động nguồn lực xã hội hoá để hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm nhà dột nát trong năm 2025
Tỉnh Phú Yên huy động nguồn lực xã hội hoá để hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Ngay tại Lễ phát động, lãnh đạo Thành phố, các phòng, ban, trung tâm và các phường, xã đã trực tiếp quyên góp, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 với tổng số tiền gần 550 triệu đồng.

Còn tại huyện Đồng Xuân, nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát nhiều nhất tỉnh với 465 nhà. Toàn huyện phấn đấu đến ngày 31/8/2025, hoàn thành 100% việc xóa nhà tạm, nhà dột nát. Để hoàn thành mục tiêu này, huyện Đồng Xuân cũng đã tổ chức Lễ phát động thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025” trên địa bàn huyện.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Đồng Xuân Trần Quốc Huy chia sẻ: Phần lớn các hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng nhà là hộ nghèo, cận nghèo, vốn đối ứng hạn chế. Để hỗ trợ bà con, huyện đã phát động phong trào thi đua kêu gọi các cấp, ngành, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn thể Nhân dân trong huyện phát huy truyền thống quê hương Đồng Xuân Anh hùng, truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, bằng hành động cụ thể, thiết thực, chung tay triển khai thực hiện thắng lợi phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát với phương châm: “Ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”.

Ngay sau Lễ phát động, 47 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị đã đóng góp ủng hộ số tiền hơn 837 triệu đồng để chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.

Theo ông Đào Mỹ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Phú Yên, với hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát cần xóa trong năm nay, nguồn lực cần huy động là tương đối lớn, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của Chương trình, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là tạo sự đồng thuận của xã hội để mọi người chia sẻ cùng chung tay hỗ trợ “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

“Ban Chỉ đạo các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm tuân thủ đúng quy định, đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ và giữ vững tính công khai, minh bạch, tránh các tiêu cực phát sinh. Tăng cường công tác giám sát, quản lý địa bàn, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tạo điều kiện tối đa để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh”, ông Mỹ nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.