Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa: Đặt mục tiêu không còn nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/4

T.Nhân - H.Trường - 15:42, 20/03/2025

Với tinh thần không để người dân nào phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát, ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, vừa yêu cầu Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo trước ngày 30/4.

Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa còn hơn 1.330 căn nhà tạm, dột nát cần phải được sửa chữa, xây mới với tổng kinh phí hơn 57 tỷ đồng. Cuối năm 2024, tỉnh đã phát động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn ủng hộ được hơn 70 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp người dân, không sử dụng ngân sách nhà nước.

Ngay sau đó, các địa phương hoàn thành việc hỗ trợ sửa chữa gần 800 căn nhà giúp người dân có nhà ở kiên cố trước Tết Ất Tỵ 2025. Đối với số nhà xây mới và sửa chữa còn lại gần 540 căn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã chuyển 50% kinh phí hỗ trợ các địa phương. Đến ngày 15/3, toàn tỉnh đã khởi công gần 450 căn; trong đó đã hoàn thành 12 căn.

Khánh Hòa đặt mục tiêu đến ngày 30/4, không còn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa đặt mục tiêu đến ngày 30/4, không còn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chuyển đủ số tiền phân bổ cho các địa phương để kịp thời sửa chữa, xây mới nhà giúp các hộ dân hoàn thành trước ngày 30/4/2025. Các thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, tập trung vào các địa phương còn nhiều hộ chưa triển khai để kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo. 

Đối với các hộ không hoàn thành việc sửa chữa, xây mới trước ngày 30/4, cần báo cáo rõ nguyên nhân cụ thể, tìm giải pháp tháo gỡ. Tỉnh Khánh Hòa cũng thống nhất 1 mức chi hỗ trợ 60 triệu đồng/nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa theo quy định chung của Trung ương.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết: Việc sửa chữa nhà cho người dân, đến nay, cơ bản đã xong. Kinh phí xóa nhà tạm đã có đủ, chúng tôi đã phân bổ. Tuy nhiên, việc xây mới nhà cho người dân đang có vướng mắc trong thực tiễn. Đây không phải là vướng mắc kinh phí mà điều kiện xây nhà là phải có đất sử dụng hợp pháp. Thế nhưng có những hộ dân ở trên đất không có giấy tờ gì cả, vậy, xây dựng như thế nào? Tiền đã lo xong, đất cũng đang tính toán để làm sao người dân đã ở hợp pháp mấy chục năm, không tranh chấp thì cho bà con xây dựng nhà. 

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...