Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Phụ nữ huyện Mèo Vạc phòng chống dịch Covid-19

Văn Hoa - Minh Đức - 16:25, 17/08/2021

Thời gian qua, huyện vùng cao biên giới Mèo Vạc (Hà Giang) đã đẩy mạnh tuyên truyền về dịch Covid-19 và các biện pháp phòng chống dịch cho các tầng lớp Nhân dân. Nhờ đó, người dân, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, trên địa bàn huyện đã nêu cao tinh thần phòng chống dịch bệnh, tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Phóng viên ghi lại một số hình ảnh đẹp về tinh thần phòng chống dịch của phụ nữ DTTS tại huyện vùng cao Mèo Vạc.

Ngoài tiếp nhận thông tin tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể trong thôn, xã, huyện; phụ nữ vùng cao còn chủ động cập nhật thông tin kiến thức về dịch bệnh Covid-19
Ngoài tiếp nhận thông tin tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể trong thôn, xã, huyện; phụ nữ vùng cao còn chủ động cập nhật thông tin kiến thức phòng chống dịch bệnh Covid-19 qua các tài liệu
Trước khi nhấc bó ngô lên vai, nhận thấy trên đường trở về nhà có thể tiếp xúc với nhiều người nên người phụ nữ Dao đã đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn
Trước khi nhấc bó ngô lên vai, nhận thấy trên đường trở về nhà có thể tiếp xúc với nhiều người nên người phụ nữ Dao đã đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn
Thực hiện việc sát khuẩn tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi đến làm việc tại các cơ quan hành chính đã trở thành thói quen, nếp sống của những người phụ nữ
Thực hiện việc sát khuẩn tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi đến làm việc tại các cơ quan hành chính đã trở thành thói quen của những người phụ nữ vùng cao Mèo Vạc
Với những người phụ nữ nơi vùng cao biên giới, mỗi tuần chỉ có một phiên chợ trung tâm huyện, nên họ đem nông sản của gia đình xuống bán để cải thiện đời sống. Ngoài đeo khẩu trang, họ còn giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn sau mỗi phiên chợ
Với những người phụ nữ nơi vùng cao biên giới, mỗi tuần chỉ có một phiên chợ trung tâm huyện, nên họ đem nông sản của gia đình xuống bán để cải thiện đời sống. Ngoài đeo khẩu trang, họ còn giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn sau mỗi phiên chợ
Phụ nữ dân tộc thiểu số chia sẻ thông tin dịch bệnh, hướng dẫn cho nhau đeo khẩu trang đúng cách
Phụ nữ dân tộc thiểu số chia sẻ thông tin dịch bệnh, hướng dẫn cho nhau đeo khẩu trang đúng cách
Ngay từ sáng sớm, những người phụ nữ nơi vùng cao biên giới đã mang hàng hóa xuống đến chợ trung tâm huyện. Và không quên đeo khẩu trang theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Ngay từ sáng sớm, những người phụ nữ nơi vùng cao biên giới đã mang hàng hóa xuống đến chợ trung tâm huyện. Và không quên đeo khẩu trang theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên huyện Mèo Vạc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động người dân, đặc biệt là phụ nữ tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và xã hội
Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên huyện Mèo Vạc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động người dân, đặc biệt là phụ nữ tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và xã hội
Thanh niên tình nguyện phát khẩu trang miễn phí và hướng dẫn phụ nữ cài đặt ứng dụng NCOVI và BLUEZONE để thuận tiện theo dõi sức khỏe hằng ngày, cảnh báo tiếp xúc với người nhiễm Covid-19
Thanh niên tình nguyện phát khẩu trang miễn phí và hướng dẫn phụ nữ cài đặt ứng dụng NCOVI và BLUEZONE để thuận tiện theo dõi sức khỏe hằng ngày, cảnh báo tiếp xúc với người nhiễm Covid-19

(Nội dung tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.