Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phụ nữ bản Pa Xa Lào: Bảo tồn nghề dệt truyền thống

PV - 14:11, 19/08/2019

Trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên thì bản Pa Xa Lào là bản duy nhất trên địa bàn xã biên giới Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) có cộng đồng dân tộc Lào sinh sống. Gần 100 năm qua, từ khi định cư, lập bản, cộng đồng dân tộc Lào nơi đây vẫn luôn gìn giữ được những bản sắc văn hóa của dân tộc trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Trong 6 bản của xã Pa Thơm, cộng đồng dân tộc Lào sinh sống tập trung ở bản Pa Xa Lào, với 56 hộ và bản Pa Thơm, với 15 hộ dân.

Bước chân vào bản Pa Xa Lào, chúng tôi hòa vào trong không gian lách cách, rộn ràng tiếng thoi đưa, “lạc mắt” trước sắc màu thổ cẩm của những tấm vải đang phơi, hong nắng bên hiên nhà.

Mải miết và luôn tay bên khung dệt vải, chị Lò Thị Thơm, cho biết: Nghề

dệt thổ cẩm truyền thống của người dân trong bản có từ lâu đời. Khi chị được 12 tuổi thì mẹ đã truyền dạy nghề cho. Đối với thổ cẩm của dân tộc Lào độc đáo và khó khăn nhất là, khi dệt mẫu họa tiết hoa văn. Các mẫu họa tiết hoa văn chủ đạo của thổ cẩm dân tộc Lào là mẫu con công, con rồng cổ đỏ, con hươu và các hình tam giác, hoa thị… Để dệt được những mẫu họa tiết hoa văn này cần phải có một quá trình học tập lâu dài.

Dù tuổi cao nhưng hàng ngày bà Lò Thị Nút (bên trái) vẫn truyền dạy cách thức thêu dệt hoa văn cho các phụ nữ trong bản. Dù tuổi cao nhưng hàng ngày bà Lò Thị Nút (bên trái) vẫn truyền dạy cách thức thêu dệt hoa văn cho các phụ nữ trong bản.

Hiện tại, ở bản Pa Xa Lào có 56 hộ dân, thì hầu như nhà nào cũng sở hữu một khung dệt thổ cẩm. Nghề dệt thổ cẩm ngoài cung cấp nguồn chất liệu may mặc cho cộng đồng trong bản, bà con còn cung ứng cho thị trường. Vào những dịp gần Tết, nhu cầu sử dụng vải thổ cẩm của người dân nhiều hơn.

Bà Lò Thị Nút, năm nay 75 tuổi, bà vẫn gắn bó với nghề. Bà cho hay, mỗi nét hoa văn thổ cẩm trên trang phục của phụ nữ dân tộc Lào, là một nét tinh hoa văn hóa dân gian đã được chọn lọc, gìn giữ và trao truyền qua nhiều đời. Ngoài chức năng làm đẹp, các họa tiết trên trang phục như con công, con rồng, con hươu... còn mang ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho chính người sử dụng trang phục. Trang phục của dân tộc Lào có nhiều màu sắc như trắng, hồng, vàng, tím, xanh được nhuộm bằng chàm, vỏ, lá cây rừng.

Bà Nút bảo, từ nhiều đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành phong tục tập quán của dân tộc Lào nên những người cao niên như bà luôn nỗ lực truyền dạy cho con cháu, để các thế hệ con, cháu, chắt mình mãi mãi không được quên bản sắc của dân tộc.

Do tuổi cao, không trực tiếp tham gia vào công việc dệt vải nữa, nhưng bà Nút vẫn ý thức được việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa của cộng đồng dân tộc mình qua các công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, và truyền dạy cách thức dệt hoa văn cho các chị em phụ nữ trong bản.

Những người phụ nữ ở Pa Xa Lào vẫn từng ngày nỗ lực bảo tồn nghề dệt truyền thống của dân tộc mình. Những người phụ nữ ở Pa Xa Lào vẫn từng ngày nỗ lực bảo tồn nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Qua tìm hiểu được biết, những năm qua, do có sự giao thoa văn hóa nên trang phục của dân tộc Lào cũng có sự đổi thay ít nhiều. Bên cạnh đó, thị trường có nhiều sản phẩm thổ cẩm may công nghiệp, giá rẻ hơn nên thổ cẩm Pa Xa Lào khó có thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, phụ nữ dân tộc Lào có truyền thống mặc váy, nên nghề dệt thổ cẩm vẫn được mọi người trong bản trân trọng bảo tồn, gìn giữ.

Hiện nay, chính quyền địa phương đã và đang chỉ đạo các chi hội thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh chú trọng tuyên truyền người dân, nhất là các thế hệ con, cháu giữ nghề, để nghề dệt thổ cẩm ngày càng phát triển.

VŨ LỢI - HẢI AN

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.