Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phú Lương (Thái Nguyên): Nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa

Phúc Khánh - 23:16, 08/10/2023

Là một địa phương có tới 6 di sản văn hóa Quốc gia được công nhận, những năm qua, Phú Lương luôn nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị các di sản. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn, phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, nhiều sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn đã hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xóm Bản Đông, xã Ôn Lương hiện có 19 nhà sàn truyền thống dân tộc Tày được lưu giữ nguyên bản
Xóm Bản Đông, xã Ôn Lương hiện có 19 nhà sàn truyền thống dân tộc Tày được lưu giữ nguyên bản


Phú Lương hiện có 6 di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận, gồm: múa Tắc xình của người Sán Chay; hát Sấng cọ; Lễ hội cầu mùa; Lễ hội đền Đuổm; nghi thức trình diễn khèn Mông và nghệ thuật trình diễn dân gian Pả Dung của người Dao. Thời gian qua, nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị  các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đã được triển khai thực hiện với mục tiêu quan trọng nhất là gìn giữ các giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu.

Đến nay, huyện Phú Lương đã thành lập 13 Ban quản lý di tích các xã, thị trấn và Ban quản lý quần thể di tích lịch sử Quốc gia Đền Đuổm. Thông qua việc thành lập BQL di tích, vai trò trách nhiệm của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương trong bảo tồn văn hoá ngày càng được nâng cao.

Từ năm 2021, UBND huyện đã triển khai 2 đề án: Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021- 2025 và Đề án Đầu tư, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia Đền Đuổm giai đoạn 2021 - 2025 và ban hành 45 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai toàn diện các nội dung Đề án. Theo đó, 3 năm qua, Phú Lương đã tổ chức 205 hoạt động tuyên truyền về giá trị Di sản văn hóa trong các nhà trường, tổ chức đoàn, hội, đội thu hút trên 9.000 lượt người tham gia; xây dựng 28 pano, 67 băng zôn tuyên tuyền. Phối hợp đưa 04 đoàn nghệ nhân tham gia quảng bá các nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tại các tỉnh: Cần Thơ, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam.

Huyện đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh tổ chức 6 mô hình, mẫu hình làng, bản văn hóa tại các xã như: Yên Ninh, Yên Đổ, Động Đạt, Phủ Lý, Cổ Lũng, Tức Tranh. Đặc biệt, Phú Lương đang tích cực triển khai mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc Dự án 06 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tổng nguồn vốn thực hiện trong năm 2023 là 279 triệu đồng. Các câu lạc bộ, mô hình đã trở thành hạt nhân nòng cốt ở địa phương trong bảo tồn di sản văn hóa, góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Phú Lương.

Đến thăm quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng xóm Đồng Tâm xã Tức Tranh, du khách sẽ được trải nghiệm văn hoá trà đặc sắc
Đến thăm quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng xóm Đồng Tâm xã Tức Tranh, du khách sẽ được trải nghiệm văn hoá trà đặc sắc

Dự án Bảo tồn làng truyền thống xóm Bản Đông, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương được Sở VHTTDL Thái Nguyên, UBND huyện Phú Lương phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện được kỳ vọng tạo ra bước tiến mới trong bảo tồn văn hoá. Theo kế hoạch, dự án được triển khai trên diện tích 1.800m2 với nhiều hạng mục đầu tư: nhà văn hóa cộng đồng, nhà vệ sinh, sân khấu, bảo tồn 5 nhà sàn truyền thống và các hạ tầng kỹ thuật tổng thể. Dự án đặt mục tiêu hỗ trợ phục dựng cảnh quan, làm giàu tài nguyên đường dạo nội bộ, điện chiếu sáng, sơ đồ tour tuyến, biển hiệu các hộ gia đình có dịch vụ phục vụ khách du lịch... 

Xóm Bản Đông là nơi sinh sống của 137 hộ với 544 khẩu, hiện có 29 hộ gia đình vẫn còn gìn giữ ngôi nhà sàn, trong đó có 19 nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày được lưu giữ nguyên bản. Ngoài ra đồng bào Tày tại Bản Đông vẫn duy trì làn điệu hát Then truyền thống. Từ đây có thể kết nối với các điểm di tích lịch sử văn hóa, cách mạng đã được công nhận, đó là những di sản mang giá trị nhiều mặt là tài nguyên để phát triển du lịch về nguồn.

Để dự án được triển khai thuận lợi, Lãnh đạo xã Ôn Lương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức họp lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân về triển khai dự án và được nhân dân xóm Bản Đông đồng tình ủng hộ, tự nguyện hiến đất để thực hiện dự án. Đến nay xã đã hoàn thiện hồ sơ theo quy định. 

Theo đó, 5 hộ gia đình còn giữ nguyên ngôi nhà sàn truyền thống đã được lựa chọn. Nhà văn hóa của xóm đã được lên phương án xây dựng mới theo thiết kế của Sở VHTTDL Thái Nguyên. Dự kiến dự án này được triển khai trong năm 2024 nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.

Có thể thấy, các chương trình, dự án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã, đang và sẽ góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào về trách nhiệm, ý thức bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Từ đó thúc đẩy sự quan tâm của các cấp, các ngành, địa phương và Nhân dân trong việc cùng nhau chung sức tạo sự lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, góp phần xây dựng Phú Lương ngày càng giàu đẹp, đậm đà bản sắc.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.