Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Hà Anh - 06:13, 26/06/2024

Sáng 25/6, huyện Phú Bình đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đại hội có chủ đề: Nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh Thái nguyên và 150 đại biểu người DTTS tiêu biểu trên địa bàn huyện.

Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Thái Nguyên tặng hoa chúc mừng Đại hội
Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Thái Nguyên tặng hoa chúc mừng Đại hội

Huyện Phú Bình có 28 dân tộc anh em cùng chung sống. Đại hội lần này là dịp đánh giá, ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các DTTS đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân.

Báo cáo tại Đại hội cho thấy, giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, huyện đã huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ để tập trung xây dựng Nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, địa bàn đặc biệt khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Loan, Bí thư huyện ủy Phú Bình phát biểu tại Đại hội.
Bà Nguyễn Thị Loan - Bí thư Huyện ủy Phú Bình phát biểu tại Đại hội

Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Phú Bình đã triển khai 8 dự án với tổng nguồn vốn hơn 21 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí trên, huyện Phú Bình đã tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS như: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xóm đặc biệt khó khăn…

Đồng thời, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng được huyện quan tâm triển khai đồng bộ. Qua đó tạo chuyển biến tích cực, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương, đặc biệt là vùng DTTS và miền núi. Kết quả đến nay toàn huyện có 19/19 xã đạt chuẩn NTM, 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 13 xóm đạt chuẩn xóm nông thôn mới kiểu mẫu. 

Theo đó, 100% xóm có điện lưới quốc gia; 100% đường đến trung tâm các xã, thị trấn được cứng hóa; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96,81%; 273/276 xóm, tổ dân phố có nhà văn hoá; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế... Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cuối năm 2023 của huyện giảm còn 3,03% (tương đương còn 1.193 hộ, trong đó hộ nghèo DTTS còn 152 hộ).

Các đại biểu nhận quyết định khen thưởng tại Đại hội.
Các đại biểu nhận quyết định khen thưởng tại Đại hội

Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn cũng được quan tâm triển khai, đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện nay toàn huyện có 78 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ với các loại hình khác nhau góp phần cổ vũ, động viên quần chúng sáng tạo, khai thác, truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân. Trong đó trên địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có 2 câu lạc bộ: Hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu tại xã Bàn Đạt, Hát then của dân tộc Tày, Nùng xã Tân Thành; toàn huyện có trên 200 đội văn nghệ xung kích cấp xóm, tổ dân phố hoạt động thường xuyên… Qua đó, phát huy hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trong đời sống hiện tại.

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, huyện phấn đấu đến cuối năm 2029, trên địa bàn huyện không còn xóm đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi bình quân giảm 2%/năm; 100% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đồng thời, bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.