Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phó Thủ tướng Thường trực tiếp Đoàn người có công tỉnh Kon Tum

PV - 11:29, 18/11/2020

Chiều 17/11, tại Trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã tiếp thân mật Đoàn người có công tỉnh Kon Tum đang có chuyến thăm Thủ đô Hà Nội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình: Truyền thống cách mạng quý báu ấy của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và tỉnh Kon Tum lại tiếp tục được phát huy với sự đùm bọc, sẻ chia trong bão lũ, dịch bệnh… Ảnh: VGP/Lê Sơn
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình: Truyền thống cách mạng quý báu ấy của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và tỉnh Kon Tum lại tiếp tục được phát huy với sự đùm bọc, sẻ chia trong bão lũ, dịch bệnh… Ảnh: VGP/Lê Sơn

Nói chuyện thân mật với Đoàn đại biểu người có công tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn ghi nhớ công lao to lớn của người có công với Tổ quốc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh: Trong cuộc đấu tranh của đất nước, có nhiều lớp thanh niên Tây Nguyên nói chung, đồng bào các dân tộc nói riêng đã có đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương, đất nước. Truyền thống cách mạng quý báu ấy của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và tỉnh Kon Tum lại tiếp tục được phát huy với sự đùm bọc, sẻ chia trong bão lũ, dịch bệnh…

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi với người có công như hỗ trợ về nhà ở, trợ cấp hoặc phụ cấp hằng tháng, cấp thẻ bảo hiểm bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, đất đai, tín dụng để phát triển sản xuất; các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” ngày càng lan toả và hiệu quả, giúp cho đời sống gia đình người có công ấm no, hạnh phúc.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tặng quà người có công tỉnh Kon Tum. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tặng quà người có công tỉnh Kon Tum. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thể chế hoá các chính sách của Đảng đối với người có công, hạn chế thấp nhất những bất cập, vướng mắc trong thực hiện chính sách người có công.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, với phương châm “không để người thực sự có công mà không được xem xét công nhận và thụ hưởng chính sách”, cả hệ thống chính trị có trách nhiệm cùng vào cuộc và quan tâm đến đời sống của người có công, gia đình chính sách. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực, trách nhiệm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp Nhân dân, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công và thân nhân người có công ngày càng đi vào chiều sâu, giải quyết các vấn đề khó, cốt lõi, nhất là những vấn đề còn tồn đọng qua nhiều năm, nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ. Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng.

Cùng với việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị giao các Bộ, ngành Trung ương hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi, xử lý những vướng mắc trong các quy định, quan tâm bố trí ngân sách hỗ trợ công tác người có công; giao UBND cấp tỉnh rà soát bảo đảm tất cả người có công được thụ hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Theo đó, đã quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công, đối tượng chính sách người có công với cách mạng được mở rộng, thể hiện rõ tính công bằng, tôn vinh sự cống hiến và tiến bộ xã hội; người có công, thân nhân người có công và xã hội đồng tình, ủng hộ.

Ảnh VGP/Lê Sơn
Ảnh VGP/Lê Sơn

Hằng năm, Nhà nước đều ưu tiên nguồn lực để thực hiện việc điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, mức chuẩn trợ cấp hiện nay là 1.624.000 đồng, ngân sách nhà nước chi trên 30.000 tỷ đồng để thực hiện chế độ ưu đãi đối với người và gia đình người có công. Đặc biệt trong giai đoạn 2016 - 2020, Nhà nước dành hơn 11.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở đối với gần 400.000 hộ người có công có khó khăn về nhà ở. Hằng năm, Chủ tịch nước cũng dành hơn 900 tỷ đồng tặng quà cho người có công nhân dịp Tết Nguyên đán và dịp Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Những hoạt động này đã huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước, giúp cho đời sống của gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện; nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã có ý chí vươn lên, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chỉ tính riêng năm 2019, các phong trào đã được thực hiện rộng khắp và hiệu quả như: Hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” đã tiếp nhận được sự ủng hộ hơn 496 tỷ đồng; xây mới 6.846 căn nhà tình nghĩa trị giá gần 350 tỷ đồng, sửa chữa 4.560 căn nhà trị giá gần 140 tỷ đồng; tặng gần 10.132 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá hơn 15,3 tỷ đồng; 100% các Mẹ Việt Nam Anh hùng được các tập thể, cá nhân nhận phụng dưỡng; 99% người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình cùa người dân nơi cư trú; 98,5% xã phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng cho biết, hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12 để triển khai Nghị quyết của Quốc hội và trên thực tế Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt việc này. Đây là một nghị quyết mang dấu ấn lịch sử, là quyết sách của ý Đảng, lòng dân. Trong đó, có sự chăm lo đối với gia đình chính sách, người có công, tạo điều kiện cho bà con có sinh kế bền vững, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, có những đóng góp cho quê hương.

Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn người có công và gia đình tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, nêu gương và tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, tiếp tục xây dựng phong trào nông thôn mới, tiếp tục thực hiện phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, xây dựng tuyến biên giới hoà bình, hữu nghị và phát triển, không để xuất nhập cảnh trái phép diễn ra, đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.